Phòng, chống tham nhũng - dấu ấn nổi bật
Kinhtedothi - Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, cùng với những thành tựu “rất quan trọng” và “khá toàn diện” trên các lĩnh vực, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) là một trong những điểm sáng, là dấu ấn nổi bật, với những chuyển biến rất tích cực, nâng cao rõ rệt về chất.
Tin liên quan
-
Hà Nội: Thành lập tổ công tác tiếp công dân phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- Trang hoàng cờ hoa tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng
- Hơn 300 cán bộ, chiến sĩ diễn tập y tế phục vụ Đại hội Đảng XIII
Nhiều sai phạm tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên. Ảnh: Hải Ngọc |
Theo ông Nguyễn Đức Hà (nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng, Ban Tổ chức T.Ư), nếu như ở Đại hội XI, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCNT), lãng phí chỉ được đề cập trong phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì Đại hội XII, vấn đề đấu tranh PCTN được đề cập cả trong phần xây dựng Nhà nước và xây dựng Đảng. Qua đó, đã nói lên quyết tâm chính trị của Đảng ta đối với tệ nạn nguy hiểm này, coi tham nhũng là một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của đất nước và chế độ. Nghị quyết Đại hội XII nêu rõ: “Nguy cơ tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tiêu cực xã hội, làm suy yếu Đảng”. Có thể thấy, từ Đại hội XII, công cuộc chống tham nhũng do Đảng phát động bước sang một giai đoạn mới, với những chủ trương, cách làm, hướng đi ngày càng quyết liệt, triệt để. Hàng loạt các đạo luật, tạo hành lang pháp lý quan trọng đã được xây dựng, sửa đổi như Luật PCTN, nâng cao hiệu quả "thanh bảo kiếm" pháp luật. Cùng với đó là Bộ luật Hình sự; Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi); Luật Tố cáo... đã được hoàn thiện thêm.Riêng ngành Nội chính của Đảng, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, đã hoàn thành 17 đề án lớn, trên cơ sở đó, tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hai Ban Chỉ đạo ban hành 5 quy định, 1 quyết định, 2 chỉ thị, 6 kết luận, 1 hướng dẫn. “Đây là những văn bản có tầm quan trọng đặc biệt, có vai trò định hướng, chỉ đạo đối với công tác nội chính, PCTN và cải cách tư pháp nhiệm kỳ qua” - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính T.Ư Võ Văn Dũng cho biết.Những quan điểm, chủ trương bao trùm trong công tác PCTN như "Phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách”, "xử lý tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, "hoàn thiện thể chế chặt chẽ để không thể tham nhũng, xử lý nghiêm khắc để không dám tham nhũng, chăm lo các điều kiện bảo đảm để không cần tham nhũng, giáo dục liêm chính để không muốn tham nhũng”… được Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo. Qua đó, cả hệ thống chính trị tổ chức thực hiện nghiêm túc, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, được phát hiện, xử lý nghiêm, khắc phục dần tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, góp phần đem lại kết quả tích cực, rõ rệt, toàn diện.Con số thống kê cho thấy, từ khi thành lập Ban Chỉ đạo (ngày 1/2/2013) đến nay. cơ quan tiến hành tố tụng các cấp đã khởi tố, điều tra 7.270 vụ với 12.303 bị can, truy tố 5.976 vụ với 11.613 bị can, xét xử sơ thẩm 5.641 vụ với 10.970 bị cáo về các tội tham nhũng, quản lý kinh tế và các tội phạm khác về chức vụ. Riêng Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN đã chỉ đạo xử lý 125 vụ án, 91 vụ việc. Chỉ đạo xét xử sơ thẩm 66 vụ án với 604 bị cáo, xét xử phúc thẩm 50 vụ án với 475 bị cáo. Trong đó, đã xử lý dứt điểm một số vụ việc, vụ án lớn lâu nay được cho là “vùng cấm, nhạy cảm”, kéo dài từ nhiều năm trước. Đã thu hồi 67.930 tỷ đồng trong số 118.367 tỷ đồng, một số vụ tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt 100%.Tiếp tục khắc phục “khoảng trống, khe hở”Một điểm nhấn trong thời gian qua là những ách tắc, khâu yếu trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, nhất là khắc phục việc cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật đã được khắc phục. Các tỉnh ủy, thành ủy tiến hành 1.600 cuộc kiểm tra, giám sát và rà soát 44.600 kết luận thanh tra kinh tế - xã hội, qua đó, góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém kéo dài, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kiến nghị chỉ đạo xử lý nhiều vụ việc, vụ án sai phạm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN. “Mặc dù tham nhũng đang từng bước được kiềm chế nhưng tình hình tham nhũng dự báo vẫn còn phức tạp. Điều này đòi hỏi chúng ta không được thỏa mãn với những thành tích đạt được mà phải tiếp tục đẩy mạnh PCTN, quyết liệt, thường xuyên, liên tục”- đó là nhận định được lãnh đạo Đảng, nhà nước liên tục nhấn mạnh. Việc kịp thời khắc phục những “khoảng trống, khe hở” để “không thể tham nhũng”, nhất là các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, kiểm soát tài sản, thu nhập và xử lý tài sản bất minh của cán bộ tiếp tục được đặt ta.Theo PGS.TS Nguyễn Viết Thông (Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận T.Ư), Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, sát hợp, khả thi để kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN, lãng phí. Trong đó để “không muốn tham nhũng” sẽ tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về PCTN, nhất là người đứng đầu, kiên trì giáo dục đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng.Giải pháp để “không thể tham nhũng” là đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, nhất là trong công tác cán bộ; kiểm soát quyền lực, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ… Phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, DN… để “không dám tham nhũng”. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương và các chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức để “không cần tham nhũng”.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Báo Thanh Hóa có thêm ấn phẩm mới
- [Infographic] Số lượng người giới thiệu ứng cử để bầu 29 đại biểu Quốc hội và 95 đại biểu HĐND TP Hà Nội
- Nhà báo Nguyễn Minh Đức – Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị: "Cần có tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm trung gian"
- Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong: Khoa học công nghệ - nguồn lực cho Thủ đô phát triển nhanh, bền vững
-
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Huyện Gia Lâm cần đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế để sớm phát triển lên quận
Kinhtedothi - Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị, huyện Gia Lâm cần đánh giá đúng để khai thác tốt hơn tiềm năng,...XEM THÊM -
Ông Phùng Văn Dũng được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội
Kinhtedothi - Theo Quyết định số 836-QĐ/TU ngày 3/3/2021, Ban Thường vụ Thành ủy quyết định điều động ông Phùng Văn D...XEM THÊM -
Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh trao quyết định tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ
Kinhtedothi - Chiều 5/3, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ. Ủy viên Trung ương Đảng...XEM THÊM -
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV
Kinhtedothi - Sáng 5/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn, Thường trực Liên minh HTX Việt Nam, Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan Liê...XEM THÊM -
[Infographic] 10 đơn vị bầu cử tại Hà Nội và số đại biểu Quốc hội được bầu
Kinhtedothi – Ngày 4/3, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã ban hành Nghị quyết số 64 /NQ-HĐBCQG, quy định về số đơn vị bầu c...XEM THÊM -
Văn phòng UBND TP Hà Nội phát động ủng hộ quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2021
Kinhtedothi - Chiều 5/3, tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội, Công đoàn Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ phát ...XEM THÊM
-
Hà Nội: Phát động đợt thi đua cao điểm tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp
Kinhtedothi - Ngày 5/3, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương kết quả phong trào thi đua năm 2020, phát động đợt thi đua cao điểm tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đạ...05-03-2021 13:31
-
Điều động đồng chí Nguyễn Việt Hà giữ chức vụ Bí thư Quận ủy Thanh Xuân
Kinhtedothi - Ngày 5/3, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chủ trì hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tại Quận ủ...05-03-2021 12:36
-
Đồng chí Nguyễn Xuân Lưu được điều động, phân công giữ chức Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội
Kinhtedothi - Ngày 5/3, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chủ trì hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tại Quận ủ...05-03-2021 12:00
-
Cử tri kiến nghị sớm di dời nhà máy ở khu vực nội đô ra ngoại thành
Kinhtedothi - Sáng 5/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận Thanh Xuân - Cầu Giấy - Hà Đông trước Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.05-03-2021 10:16
- Thị trường xăng dầu năm 2021: Chu kỳ tăng giá mới đang đến gần
- [Longform] Nhớ về ông già đau khổ, thiện lương của màn ảnh Việt
- Thời tiết hôm nay 6/3: Miền Bắc đón không khí lạnh, Hà Nội mưa rét
- Thêm 7 ca mắc mới Covid-19, trong đó, 6 ca trong cộng đồng tại Hải Dương
- Nhà báo Nguyễn Minh Đức – Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị: "Cần có tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm trung gian"
- Vaccine “made in Việt Nam” Covivac ngừa Covid-19 : Đã có hơn 400 người đăng ký tiêm thử nghiệm
- Quá trình lắp ráp robot đào hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có gì đặc biệt
- Ông Phùng Văn Dũng được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội
- Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh trao quyết định tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ