Phòng, chống thiên tai mùa mưa bão tại huyện Phúc Thọ: Giao việc rõ người, rõ trách nhiệm

Thiên Tú
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mùa mưa bão 2017 đã bắt đầu và được dự báo là có thể gây bất ngờ so với năm ngoái. Trước tình hình đó, UBND huyện Phúc Thọ yêu cầu các ngành, xã, thị trấn xóa bỏ tư tưởng chủ quan, thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực trong mùa mưa bão.

Còn tư tưởng chủ quan

Những năm qua, trên địa bàn huyện Phúc Thọ không xảy ra sự cố lớn về thiên tai và các tình huống bão lũ, úng ngập, lốc xoáy đã được xử lý kịp thời, song thiệt hại vẫn chiếm một con số đáng kể. Theo thống kê trong cơn bão số 1, 2, 3 và các đợt mưa lớn năm 2016, toàn huyện bị thiệt hại gần 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) huyện Phúc Thọ, một số xã, đơn vị vẫn còn tư tưởng chủ quan. Do đó, việc xây dựng, triển khai phương án PCTT chưa nghiêm và công tác chuẩn bị các điều kiện thực hiện phương án còn mang tính hình thức.
 Mưa lớn gây ngập úng nhiều diện tích lúa tại xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ tháng 5/2016.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Việt Liên – Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ, do nhiều

Huyện đã yêu cầu các ngành, xã, thị trấn tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ để theo dõi thông tin cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Các xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm toàn diện tổ chức thực hiện công tác PCTT trên địa bàn, phát hiện, xử lý và báo cáo kịp thời mọi sự cố bất lợi xảy ra.

Ông Doãn Trung Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ 

năm trở lại đây không có lũ lớn nên xuất hiện tư tưởng chủ quan, coi nhẹ của một bộ phận cán bộ, Nhân dân về công tác PCTT, nhất là ở các xã, đơn vị xa sông, xa đê. Việc huy động vật tư của các xã lên điếm canh đê còn chậm và thiếu so với yêu cầu. Hơn nữa, một số cơ quan, đơn vị chưa đảm bảo chế độ thường trực chỉ huy trong mùa mưa bão, thông tin báo cáo còn chậm, nhất là liên quan tới tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra.

Điều đáng nói, vi phạm Luật Đê điều, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn huyện còn diễn ra, các trường hợp vi phạm tồn đọng cũ chưa được các xã, thị trấn xử lý dứt điểm. Như năm 2016, toàn huyện xảy ra 4 vụ vi phạm đê điều, tăng 1 vụ so với năm 2015. Ngoài ra, tình trạng xe quá khổ, quá tải đi trên đê vẫn còn xảy ra, đặc biệt là các tuyến đê hữu Hồng kế hợp với giao thông Tỉnh lộ 417, tuyến hữu Đáy kết hợp với giao thông Tỉnh lộ 421…

Chủ động trước mọi diễn biến

Mùa mưa bão năm 2017 được dự báo là có thể gây bất ngờ và đột biến do có hai tháng
Ngày 14/6, Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản quản lý Nhà nước về PCTT trên địa bàn huyện năm 2017 cho 160 học viên là cán bộ, lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ đê thuộc các tuyến đê: Hữu Hồng, Vân Cốc và Tả Tích.

Sáu Âm lịch. Do đó không loại trừ sẽ xảy ra những tình huống xấu về thời tiết, gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. Không nói đâu xa, ngay như năm 2016, trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã xảy ra cơn lốc xoáy quét qua các xã Thanh Đa, Hát Môn, Vân Phúc làm tốc mái nhà, công trình phụ và thiệt hại nông nghiệp của gần 140 hộ dân. Chính vì vậy, ngay từ đầu tháng 4/2017, Huyện ủy Phúc Thọ đã ban hành chỉ thị về đẩy mạnh công tác PCTT, trong đó đề ra nhiệm vụ sẵn sàng ứng phó với các tình huống gió lốc, siêu bão có thể xảy ra.

Theo lãnh đạo một số đơn vị, UBND xã trên địa bàn huyện Phúc Thọ, công tác PCTT đang gặp nhiều khó khăn nhất định. Bí thư Đảng ủy xã Tam Thuấn Nguyễn Tiến Huy cho biết, tuyến đường Tam Thuấn – Thanh Đa – Hát Môn gần hoàn thành nhưng trong thiết kế không có mương thoát nước hai bên nên mỗi khi có mưa to lại gây ngập lụt, ảnh hưởng đến sản xuất. Bên cạnh đó, theo quy định mới, toàn bộ hệ thống kênh mương sẽ được bàn giao cho Sở NN&PTNT quản lý dẫn đến khó khăn cho việc xử lý cấp bách các tuyến mương đất bị sạt lở.

Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn cho biết, từ trước mùa mưa bão 2017, huyện đã chỉ đạo kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy PCTT các cấp và phân công nhiệm vụ cụ thể rõ người, rõ trách nhiệm cho từng thành viên. Đồng thời, rà soát hồ sơ vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi còn tồn đọng để có kế hoạch giải tỏa, xử lý triệt để các vi phạm mới phát sinh.