Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phòng ngừa tham nhũng: Cần cơ chế kiểm soát tài sản

Kinhtedothi - Tại cuộc tọa đàm chuyên sâu về một số vấn đề lớn của Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vừa được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức, nhiều ý kiến đề nghị, cần cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và xử lý đối với tài sản kê khai không trung thực.
 Cơ ngơi đồ sộ của Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái Phạm Sỹ Quý. Ảnh: Trần Nam
Đồng tình mở rộng phạm vi

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sau khi được Quốc hội cho ý kiến, hiện nay, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đang phối hợp cùng Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện Dự Luật trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến. Với nhiều vấn đề lớn như: Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Dự Luật ra khu vực ngoài Nhà nước; đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập; xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán... cần được tiếp tục phân tích làm rõ.

Từ thực tế tình hình tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước đã và đang xuất hiện những diễn biến phức tạp ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh, nhiều ý kiến cho rằng việc mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài Nhà nước là cần thiết. Việc mở rộng này nhằm tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của DN, góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, về cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và xử lý đối với tài sản kê khai không trung thực, đa số ý kiến đều cho rằng, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là một trong những giải pháp quan trọng trong phòng, chống tham nhũng, giúp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý tài sản tham nhũng. Tuy nhiên, qua tổng kết thi hành 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, giải pháp kê khai tài sản, thu nhập được đánh giá là còn mang tính hình thức và hiệu quả thấp. Dự Luật lần này có nhiều điểm mới về nội dung minh bạch và kiểm soát tài sản thu nhập, tuy nhiên, đối với tài sản kê khai không trung thực, tài sản không giải trình được, hoặc giải trình không hợp lý về nguồn gốc thì Dự Luật chưa quy định chế tài xử lý. Để khắc phục tồn tại này, cần có chế tài nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

Tránh đi vào lối mòn

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (TANDTC) Nguyễn Chí Công, cần phải có cơ quan quản lý chuyên biệt và cơ sở dữ liệu về bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức để tránh đi vào lối mòn hiện nay. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cũng đề nghị, Dự Luật cần quy định các cơ quan, tổ chức thuộc khối Đảng, Nhà nước thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; yêu cầu kê khai tài sản cá nhân ngay từ khi tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm...

Cơ chế kiểm soát tài sản, nhất là tài sản không rõ nguồn gốc cũng là một nội dung có nhiều quan điểm khác nhau khi Dự Luật được Quốc hội thảo luận. ĐB Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) nêu, thực tiễn có một số trường hợp kê khai không đúng nhưng chỉ áp kỷ luật đối với chính người kê khai, có thể là khiển trách, cảnh cáo, thậm chí cách chức chứ không thể đụng được vào khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp của họ. Muốn xử lý tịch thu khối tài sản này thì phải thông qua một vụ án hình sự, từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, đến khi đó sẽ rất khó khăn, nhiều vụ án sẽ không còn tài sản để thi hành án…

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có quyết tâm thực hiện các giải pháp đồng bộ để tăng cường minh bạch và kiểm soát tài sản thu nhập, cũng như Dự Luật cần có các chế tài phù hợp xử lý nghiêm khắc những hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý, khơi thông nguồn lực đất đai tại Đà Nẵng

Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý, khơi thông nguồn lực đất đai tại Đà Nẵng

02 Apr, 02:41 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai đang “mắc kẹt” trong kết luận thanh tra, kiểm tra và bản án tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Khánh Hòa.

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

24 Mar, 06:25 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ