Qua Tết Nguyên đán 2017, Hà Nội “mọc” thêm hơn 200 chợ cóc

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giám đốc Sở Công Hà Nội Thương Lê Hồng Thăng cho biết, tính đến cuối năm 2016 trên địa bàn TP có 53 chợ cóc. Tuy nhiên, chỉ qua đợt Tết Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017 số chợ cóc "mọc" thêm đã lên tới hơn 200.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP Hà Nội diễn ra chiều 5/7 vấn đề quản lý chợ đã được nhiều đại biểu (ĐB) tập trung đặt câu hỏi. 
Các câu hỏi của ĐB xoay quanh những vấn đề lớn về việc quản lý chợ trên địa bàn TP như: Hiệu quả của mô hình chợ kết hợp với trung tâm thương mại, an toàn thực phẩm cũng như vệ sinh trong chợ, nạn chợ cóc - chợ tạm vẫn chưa thế giải quyết, chợ truyền thống trước áp lực cạnh tranh của bán hàng online và siêu thị tiện lợi...

Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng.
Nói về vấn đề chợ cóc, Giám đốc Sở Công Thương Lê Hồng Thăng cho biết, tính tới cuối năm 2016 trên địa bàn TP có 53 chợ cóc. Tuy nhiên, chỉ qua đợt Tết Âm lịch 2017 số chợ cóc móc thêm đã lên tới hơn 200.

Vấn đề nằm ở khâu tuyên truyền đến người dân chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, các chợ mới xây hiện đại người dân không vào mua mà hầu hết chỉ chọn các chợ cóc, chợ tạm. Chúng ta cần phải đưa những hoạt động buôn bán văn minh tạo thành thói quen của người dân từ đó mới có thể giảm được chợ cóc, Giám đốc Sở Công Thương lý giải nguyên nhân và đưa ra giải pháp. 
Nhằm tăng cường quản lý trước tình trạng này, ông Lê Hồng Thăng cho biết, sau đợt Tết vừa qua, Sở Công Thương đã giao việc kiểm soát chợ cóc cho lực lượng quản lý thị trường, nếu có chợ mới hình thành trong vòng 1 tháng Sở không nhận được báo cáo thì lực lượng này sẽ phải chịu trách nhiệm chính.
Đối với vấn đề ATVSTP trong chợ, nhằm hạn chết tình trạng này, TP đang kêu gọi đầu tư vào chợ đầu mối, qua đó đảm bảo nguồn thực phẩm đầu vào đảm bảo chất lượng, cũng chính các chợ đầu mối này sẽ là nơi quan trọng để Hà Nội xuất khẩu thực phẩm đến các địa phương khác, Giám đốc Sở Công Thương nói.
Theo kế hoạch đến năm 2030, TP sẽ có 8 chợ đầu mối và 17 chợ hạng 1. Đến năm 2030, sẽ xây dựng một chợ đầu mối ở Yên Viên, 5 chợ đầu mối tại huyện thị xã Mê Linh, Phú Xuyên, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây. Hà Nội sẽ đầu tư khoảng 2.419 tỷ đồng ngân sách nhà nước để xây dựng chợ.
Ông Lê Hồng Thăng thông tin qua công tác kiểm tra cho thấy công tác chỉ đạo an toàn thực phẩm chưa tốt. Nhiều chợ xuống cấp, không đảm bảo phòng cháy chữa cháy và không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Cũng theo Giám đốc Sở Công Thương, hiện nay trên địa bàn TP có 454 chợ kể cả khu vực thành thị cũng như nông thôn và theo quy hoạch toàn TP đến năm 2030 có 596 chợ. Trong giai đoạn 2012 - 2016 đã chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác 161 chợ, doanh nghiệp quản lý 103 chợ… tập trung đầu tư xây dựng mới và cải tạo với tổng vốn đầu tư 3.410 tỷ đồng. Theo đề xuất mới nhất của UBND cấp quận, huyện, trong giai đoạn 2017 - 2020 sẽ nâng cấp cải tạo 302 chợ, sử dụng vốn ngân sách khoảng 2.490 tỷ đồng.