Quân đội Myanmar ban hành lệnh cấm sử dụng đạn thật với người biểu tình
Kinhtedothi - Quân đội Myanmar mới ban hành lệnh cấm sử dụng đạn thật với người biểu tình, nhưng cho phép lực lượng an ninh bắn "từ thắt lưng trở xuống" trong trường hợp tự vệ.
Tin liên quan
-
Mỹ thúc đẩy tiến hành đàm phán vụ chính biến Myanmar tại Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc
- Sẽ là sai lầm nếu trừng phạt Myanmar?
- Chính biến tại Myanmar: Người biểu tình tiếp tục tuần hành sau vụ trấn áp đẫm máu của quân đội
Bloomberg hôm 2/3 dẫn lời lực lượng quân đội Myanmar thông báo trong một chương trình phát sóng trên đài truyền hình quốc gia MRTV khẳng định, lực lượng cảnh sát đã được lệnh không sử dụng đạn thật để đối phó với người biểu tình.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi quốc gia Đông Nam Á hôm 28/2 chứng kiến ngày biểu tình đẫm máu nhất kể từ cuộc chính biến ngày 1/2, khiến các nước và tổ chức thế giới bày tỏ quan ngại. Liên Hợp quốc cho biết ít nhất 18 người biểu tình đã thiệt mạng và 30 người khác bị thương.
"Khi nói đến các phương pháp giải tán đám đông, lực lượng an ninh đã được yêu cầu không sử dụng đạn thật", chương trình phát sóng nêu rõ, đồng thời cáo buộc những người biểu tình kích động bạo lực bằng cách sử dụng súng cao su và bom xăng. Tuy nhiên, tuyên bố cũng cho biết, “lực lượng an ninh được phép tự vệ bằng việc bắn dưới thắt lưng nếu những người biểu tình đe dọa đến tính mạng”.
Dù thể hiện sự nhượng bộ, quân đội Myanmar lại không nói rõ cảnh sát được tự vệ bằng đạn thật hay đạn cao su, theo Bloomberg.
Một làn sóng biểu tình mới bắt đầu vào sáng 2/3 sau khi một tòa án Myanmar đưa ra cáo buộc bổ sung chống lại nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, có thể kéo dài thời gian giam giữ bà.
Những kêu gọi kiềm chế và không sử dụng đạn thật trong các cuộc biểu tình tại Myanmar được đưa ra trong bối cảnh một cuộc họp không chính thức theo hình thức trực tuyến giữa các Ngoại trưởng ASEAN dự kiến sẽ diễn ra hôm 2/3 nhằm thảo luận về tình hình ở Myanmar - lần đầu tiên kể từ sau cuộc chính biến, theo Bloomberg.
Hôm 1/2, quân đội Myanmar bắt bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo chính quyền dân sự, đồng thời tuyên bố sẽ kiểm soát Myanmar trong thời gian tới. Phía quân đội cáo buộc cuộc bầu cử Myanmar vừa qua có gian lận. Trong khi đó, phương Tây coi sự việc lần này là một cuộc chính biến.
Chính biến hôm 1/2 đã dẫn đến những cuộc biểu tình lớn ở các thị trấn và TP trên khắp Myanmar cùng chiến dịch bất tuân dân sự trong đó một loạt bác sĩ, giáo viên, kỹ sư và các công chức khác đã ngừng làm việc để phản đối.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Mỹ và Philippines tập trận chung ở khu vực Biển Đông: Liên thủ nhất thời
Kinhtedothi - Cuộc tập trận hải quân chung hiện tại giữa Mỹ và Philippines ở khu vực Biển Đông trên danh nghĩa không ...XEM THÊM -
Bấp bênh nền kinh tế Myanmar
Kinhtedothi - Hơn 2 tháng hậu đảo chính, nền kinh tế Myanmar đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, khi Ngân hàng Thế giới (...XEM THÊM -
Bộ trưởng Quốc phòng Canada phản đối các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông
Kinhtedothi - Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan hôm 12/4 đã lên tiếng nhằm vào các hoạt động mở rộng quân sự ...XEM THÊM -
Giá dầu tiếp tục tăng nhẹ nhờ lực đẩy từ dữ liệu xuất khẩu của Trung Quốc
Kinhtedothi - Giá dầu Brent tăng gần 0,5% trong phiên ngày 13/4 sau khi thị trường đón nhận dữ liệu cho thấy nhập khẩ...XEM THÊM -
Mỹ phủ nhận liên quan đến sự cố tại cơ sở hạt nhân Natanz của Iran
Kinhtedothi - Nhà Trắng hôm 12/4 khẳng định Mỹ hoàn toàn không liên quan đến vụ mất điện tại cơ sở hạt nhân Natanz củ...XEM THÊM -
Nhà đầu tư thận trọng chờ số liệu CPI, chứng khoán Mỹ rơi đỉnh
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ lùi khỏi mức cao kỷ lục trong bối cảnh nhà đầu tư thận trọng chờ dữ...XEM THÊM
-
Nhật Bản xả hơn 1 triệu tấn nước phóng xạ qua xử lý ra biển
Kinhtedothi - Chính phủ Nhật Bản ngày 13/4 đã quyết định xả nước phóng xạ đã qua xử lý tích tụ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi xuống biển, vì xác định rằng nước này không gây lo ngại về...13-04-2021 11:07
-
“Nga và Iran phản đối chính sách gây sức ép của Mỹ”
Kinhtedothi - Tuyên bố trên vừa được Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đưa ra trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn của Iran ngày 12/4.13-04-2021 11:06
-
Đằng sau án phạt kỷ lục của Alibaba
Kinhtedothi - Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba do tỷ phú Jack Ma đồng sáng lập vừa qua chịu mức phạt tương đương 4% doanh thu nội địa năm 2019.13-04-2021 10:31
-
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại châu Á
Kinhtedothi - Đợt tái bùng phát virus SARS-CoV-2 đang diễn biến đáng lo ngại tại một số quốc gia châu Á. Ấn Độ ngày 12/4 chính thức vượt Brazil, trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới. T...13-04-2021 10:19
-
Việt Nam ủng hộ Chiến lược hỗ trợ khu vực Các hồ Lớn châu Phi
Ngày 12/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành họp trực tuyến về tình hình khu vực Các hồ Lớn tại châu Phi. Tại đây, Việt Nam khẳng định ủng hộ Chiến lược của Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ an ni...13-04-2021 06:33
- Công bố Chỉ số PAPI 2020: Còn nhiều vấn đề người dân quan ngại
- Chỉ tiêu lớp 10 và địa chỉ của 102 trường THPT ngoài công lập tại Hà Nội
- Hà Nội đồng ý chủ trương chi ngân sách để kiểm định chất lượng chung cư cũ
- Vi phạm tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO): Nguyên Tổng Giám đốc TISCO bị đề nghị mức án từ 10 - 11 năm tù
- Sớm có biện pháp giải quyết chỗ học cho học sinh ở khu đô thị chưa có trường học
- Hà Nội rà soát đầu tư xây dựng mới, cải tạo công viên, vườn hoa
- Tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 1A khiến một người tử vong
- Thông tin chính thức vụ cháy trên phố Định Công
- Cần những chính sách mới cho nhà cổ Cự Đà