Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

Quản lý chất lượng hàng hóa bán trên mạng xã hội còn nhiều khó khăn 

Kinhtedothi – Đó là khẳng định của đại diện Sở Công Thương tại buổi họp báo thường kỳ về các vấn đề kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh diễn ra chiều 15/5.

Tại buổi họp báo, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Quang Huy nói về vấn đề thực phẩm bẩn và quản lý chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Quang cảnh buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Thực phẩm không đảm bảo an toàn, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn TP, mặt hàng thực phẩm vi phạm khá đa dạng, gồm: thực phẩm tươi sống, thực phẩm bao gói sẵn... Những vi phạm này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh.

Các hành vi vi phạm chủ yếu: kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sử dụng nguyên liệu đã hết hạn sử dụng, không đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định để chế biến thực phẩm; các vi phạm liên quan đến nhãn hàng hóa, điều kiện vệ sinh trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Phó Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Quang Huy nêu ý kiến tại buổi họp báo.

Thời gian qua, Chi cục QLTT đã phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Theo đó, xử phạt 25 triệu đồng đối với vụ việc kinh doanh 200 gói kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ; tạm giữ 50 tấn nội tạng động vật đông lạnh không rõ nguồn gốc tại TP Thủ Đức (trị giá gần 4,5 tỷ đồng), xử phạt 315 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ; phát hiện gần 7 tấn đường tinh luyện nhập lậu tại huyện Củ Chi; phát hiện 18.200 chai bia nhập lậu tại Quận 12; phát hiện hơn 1 tấn khô bò không rõ nguồn gốc đang được kinh doanh trái phép, UBND TP đã quyết định xử phạt 100 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Mới đây, chiều 14/5, Chi cục QLTT kiểm tra, phát hiện 1 điểm kinh doanh tại chợ Bình Tây (Quận 6), kinh doanh hàng chục hộp yến sào tinh chế loại 100g/hộp, với trị giá gần 60 triệu đồng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và 1 điểm kinh doanh online tại Quận 8 kinh doanh hơn 100 gói bột thực phẩm các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Để kiểm soát thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ông Nguyễn Quang Huy cho biết, Sở Công Thương đã triển khai nhiều biện pháp, trong đó tập trung vào kiểm tra, giám sát và phối hợp liên ngành; kiểm tra đột xuất tại các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và các kho chứa hàng hóa…

Phó Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Quang Huy trao đổi trong buổi họp báo. Clip: Tân Tiến

“TP Hồ Chí Minh là thị trường lớn tiêu thụ thực phẩm, với các nguồn cung từ các tỉnh, thành nên việc kiểm soát chất lượng thực phẩm ngay từ nguồn và trong quá trình vận chuyển, lưu thông rất quan trọng. Sở Công Thương đã chủ động xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường của các tỉnh, thành có lượng lớn thực phẩm, nông sản cung cấp cho TP. Đơn cử, hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa với tỉnh Đồng Nai - một trong những địa phương cung cấp phần lớn thịt heo, gà, trứng gia cầm cho TP. Việc hợp tác ngoài việc kiểm soát chất lượng hàng hóa ngay tại nguồn, còn tạo điều kiện thuận lợi để các sản phẩm đạt chuẩn, an toàn được đưa vào các hệ thống phân phối lớn và uy tín tại TP” - ông Nguyễn Quang Huy cho biết thêm.

Theo ông Nguyễn Quang Huy, hiện nay công tác quản lý chất lượng hàng hóa trên sàn TMĐT còn gặp nhiều thách thức do tính ẩn danh, xuyên biên giới. Do đó, việc hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế phối hợp liên ngành là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chi cục QLTT TP đã kiểm tra, xử lý 393 vụ vi phạm liên quan đến hoạt động TMĐT trong giai đoạn từ đầu năm 2024 đến tháng 5/2025, với các hành vi vi phạm: kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không thông báo website TMĐT bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Chi cục QLTT TP đã tạm giữ 128.999 sản phẩm là trang sức, quần áo, thực phẩm, mỹ phẩm… với tổng trị giá hơn 8,8 tỷ đồng, đã xử phạt hơn 8 tỷ đồng.

Về khó khăn trong việc quản lý chất lượng hàng hóa trên sàn TMĐT, do sự phát triển nhanh chóng, quy mô lớn và tính phức tạp của TMĐT, như: số lượng giao dịch lớn, sự đa dạng của các loại hình kinh doanh (từ các sàn TMĐT lớn đến các website bán hàng cá nhân, bán hàng qua mạng xã hội), số lượng chủ thể tham gia đông đảo khiến việc bao quát, giám sát trở nên khó khăn. Nhiều người kinh doanh không công khai địa chỉ, không đăng ký kinh doanh hoặc dùng tài khoản mạng xã hội, sàn TMĐT trung gian để chào bán hàng hóa. Điều này gây khó khăn trong việc xác định chủ thể và xử lý hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, một số hành vi vi phạm trên môi trường mạng hiện nay vẫn chưa có quy định xử lý cụ thể hoặc mức xử phạt chưa đủ sức răn đe, dẫn đến tình trạng tái phạm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa: cựu Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương cùng 10 đồng phạm lĩnh án

Thanh Hóa: cựu Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương cùng 10 đồng phạm lĩnh án

15 May, 09:00 PM

Kinhtedothi - Biến đất không đủ điều kiện thành đất “hợp lệ” để cấp sổ đỏ trái quy định cho hàng chục hộ dân, những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai tại xã Quảng Chính (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) đã khiến loạt cán bộ từ cấp xã đến huyện lần lượt hầu tòa, lĩnh án.

Đắk Lắk: khởi tố đối tượng thuê xe ô tô tự lái, làm giả giấy tờ mang đi cầm cố

Đắk Lắk: khởi tố đối tượng thuê xe ô tô tự lái, làm giả giấy tờ mang đi cầm cố

15 May, 04:04 PM

Kinhtedothi - Ngày 15/5, thông tin từ Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối tượng Đỗ Văn Thành (30 tuổi, trú tại thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ