Saturday, 09:14 14/04/2018
Quản lý hóa chất trong thức ăn chăn nuôi: Phải chặt từ Luật
Kinhtedothi - Ngày 13/4, UBTV Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Chăn nuôi. Nhiều ý kiến cho rằng, thức ăn chăn nuôi (TĂCN) là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng chăn nuôi. Tuy nhiên, cần quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, sử dụng TĂCN rõ ràng và phù hợp với thực tế hơn.
Không nên đặt thủ tục, điều kiện mớiDự Luật hướng tới việc thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, kinh tế, môi trường, VSATTP; thúc đẩy phát triển sản xuất ngành chăn nuôi, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo giá trị kim ngạch xuất khẩu… Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, điểm mới là Dự Luật quy định tổ chức, cá nhân phải thực hiện đăng ký, kê khai khi kinh doanh giống vật nuôi, sản xuất chăn nuôi giúp các cơ quan quản lý thống kê, giám sát và là cơ sở để từng bước quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trình bày tờ trình. Ảnh: Văn Điệp |
Lưu ý đến chiến lược phát triển trồng trọt Chiều 13/4, UBTV Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Trồng trọt. Đây là dự luật được xây dựng nhằm thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trồng trọt, bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, khả thi để phát triển trồng trọt theo định hướng thị trường; có cơ cấu quản lý, sản xuất, kinh doanh hợp lý; tạo lập được nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng và từng bước hiện đại hóa...Với nhận định Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, việc xây dựng và ban hành Luật Trồng trọt là cần thiết, các thành viên UBTV Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát phạm vi điều chỉnh của luật, tránh chồng chéo, hoặc quá rộng, dẫn đến khó áp dụng trong thực tế. Đồng thời, cần có những quy định liên quan đến chiến lược phát triển trồng trọt, hướng mạnh tới phát phát triển bền vững, phát triển xanh, phát triển nông nghiệp sạch. Cùng với đó, cụ thể hơn vấn đề bảo tồn các nguồn gen, nguồn giống quý của cây trồng Việt Nam.Ngoài ra, có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung một số nội dung về áp dụng các tiến bộ mới của khoa học - công nghệ trong bảo quản, chế biến nông sản; việc bảo đảm nguyên liệu đầu vào đối với cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến sản phẩm trồng trọt. Làm rõ hơn chính sách đầu tư, hỗ trợ, ưu đãi và khuyến khích của Nhà nước đối với hoạt động trồng trọt… |