Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quản lý loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, trong đó quy định quản lý loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm.
Theo đó, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
1- Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
 Ảnh minh họa
2- Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 5 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 5 năm tiếp theo.
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II khi đáp ứng các tiêu chí sau: Đáp ứng tiêu chí được quy định tại (1) nêu trên; số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Nghị định cũng quy định cụ thể chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Theo đó, loài thuộc Nhóm I được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
Loài thuộc Nhóm II được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế hoặc đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế phải được Tổng cục Thủy sản chấp thuận bằng văn bản và báo cáo Tổng cục Thủy sản về kết quả thực hiện.
Hằng năm, tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo giống ban đầu, sản xuất giống các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thả tối thiểu 0,1% tổng số cá thể được sản xuất vào vùng nước tự nhiên.
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự được xử lý như sau:
- Trường hợp cá thể còn sống khỏe mạnh phải thả về môi trường tự nhiên; cá thể bị thương phải được bàn giao cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản để nuôi dưỡng, cứu, chữa trước khi thả về môi trường tự nhiên;
- Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết phải được bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Trường hợp tang vật được xác nhận bị bệnh, có khả năng gây dịch bệnh nguy hiểm phải tiêu huỷ ngay. Việc tiêu huỷ được tiến hành theo quy định hiện hành của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Về quy trình cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thực hiện như sau: Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản; trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản, thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong thời gian chờ bàn giao; cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc tổ chức, cá nhân khai thác. Biên bản bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo mẫu kèm theo Nghị định này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh động viên cán bộ, công chức xã Yên Phong và phường Trạm Lộ

Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh động viên cán bộ, công chức xã Yên Phong và phường Trạm Lộ

08 Jul, 04:07 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, ông Nguyễn Việt Oanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh, tới thăm, động viên cán bộ, công chức xã Yên Phong và phường Trạm Lộ sau hơn một tuần vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Cùng đi có bà Trần Thị Hằng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Sáp nhập là cơ hội để Quảng Ngãi bứt phá

Sáp nhập là cơ hội để Quảng Ngãi bứt phá

08 Jul, 02:09 PM

Kinhtedothi-Tiếp xúc cử tri Quảng Ngãi sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh: việc sáp nhập không chỉ là tái cơ cấu bộ máy mà là cơ hội vàng để phát triển toàn diện.

Cuộc thi Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra: Hành trình kể chuyện bằng trái tim, lan tỏa bằng niềm tin

Cuộc thi Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra: Hành trình kể chuyện bằng trái tim, lan tỏa bằng niềm tin

08 Jul, 12:28 PM

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Biên tập Báo Thanh tra, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra kêu gọi, “hãy cùng nhau lan tỏa những hình ảnh cao đẹp, những câu chuyện lay động và chân thật nhất, để Cuộc thi thực sự trở thành một hành trình “kể chuyện bằng trái tim, lan tỏa bằng niềm tin”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ