Quản lý, sử dụng pháo: Hiểu đúng, nắm rõ để tránh vi phạm
-
Quản lý, sử dụng pháo - hiểu đúng để không vi phạm
- Dịp Tết Tân Sửu: Triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn việc sử dụng pháo trái phép
- Hà Nội: Xử lý nghiêm hành vi tàng trữ, sử dụng pháo dịp Tết
Hà Nội xét xử điểm 3 vụ buôn bán pháo nổ
Nhằm cảnh cáo răn đe và phòng ngừa chung với hành vi buôn bán, vận chuyển pháo nổ dịp Tết Nguyên đán, ngày 6/2, TAND huyện Gia Lâm đã xét xử cùng lúc 3 vụ án buôn bán, vận chuyển hàng cấm là pháo nổ với số lượng lớn lên tới 300kg. Sau quá trình xét xử, TAND huyện Gia Lâm đã tuyên án phạt 6 bị cáo trong 3 vụ án này gồm: Nguyễn Văn Tùng (20 tuổi, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) 30 tháng tù; Vi Hồng Giáp (37 tuổi, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) 8 năm tù; Phạm Bá Dũng (34 tuổi, TP Lạng Sơn) 8 năm tù; Đào Mạnh Phong (44 tuổi, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội) 5 năm tù; Nguyễn Thị Phương (51 tuổi, trú tại Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) 13 tháng; Lại Phồng Làn (53 tuổi, trú tại TP Lạng Sơn) 12 tháng về các tội: “Buôn bán hàng cấm”, “Vận chuyển hàng cấm”.
TAND huyện Gia Lâm xét xử cùng lúc 3 vụ án buôn bán, vận chuyển hàng cấm là pháo nổ |
Theo bản án sơ thẩm, cuối tháng 12/2020, Tùng được một phụ nữ đặt mua 18 hộp pháo, 4 dây pháo nổ (loại dây 10m) và Tùng đồng ý. Sau đó, Tùng đi đặt mua số lượng hộp pháo và dây pháo nổ nói trên (có tổng khối lượng là 33 kg) để bán cho người phụ nữ này. Ngày 4/1/2021, khi Tùng đang đứng đợi để giao pháo cho khách thì bị cơ quan công an kiểm tra, phát hiện, bắt giữ.
Vụ án thứ 2, theo cáo trạng, 2 bị cáo Vi Hồng Giáp và Phạm Bá Dũng bàn bạc, rủ nhau mua 252 kg pháo hoa nổ với số tiền 72 triệu đồng để bán lại kiếm lợi bất chính. Sau đó, Giáp thuê Phong vận chuyển số pháo hoa nổ này để đi bán thì bị cơ quan công an bắt giữ cùng vật chứng tại thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm. Trong vụ án này, Giáp là người khởi xướng còn Dũng là người thực hiện hành vi giúp sức tích cực.
Vụ án thứ 3, TAND huyện Gia Lâm xác định, trưa 15/12/2020, Làn và Phương rủ nhau đi mua gần 14 kg pháo về để bán kiếm lời thì bị cơ quan công an kiểm tra, bắt giữ cùng tang vật tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Tại phiên tòa, các bị cáo đều nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện với khối lượng pháo nổ lớn. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước trong quản lý một số loại hàng cấm trong đó có các loại pháo, các bị cáo đã vì mục đích vụ lợi mà vi phạm pháp luật, bất chấp hậu quả nguy hiểm có thể gây ra cho cộng đồng xã hội.
Nhiều hành vi bị nghiêm cấm
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP cho biết, thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 24/12/2020 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên địa bàn TP, Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP đã chủ trì, phối hợp với Công an TP biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến một số quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo đến người dân. Tài liệu nêu rõ nhóm các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý và sử dụng pháo (theo Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 11/1/2021).
Cụ thể: Nghiêm cấm việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, DN thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này. Nghiêm cấm việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. Nghiêm cấm việc mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ. Nghiêm cấm việc lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tang vật một vụ mua bán, vận chuyển pháo nổ bị cảnh sát phát hiện, thu giữ |
Bên cạnh đó, nghiêm cấm việc trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường. Nghiêm cấm chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo. nghiêm cấm việc giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định. Nghiêm cấm việc hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức. Nghiêm cấm cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Về trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi đốt pháo nổ, người đốt pháo nổ có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng, phạt tù lên đến 7 năm. Thậm chí, người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 Bộ luật Hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật Hình sự, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra.
Ngoài ra, người nào sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ”; ngoài phạt tiền, mức phạt tù có thể lên đến 20 năm hoặc tù chung thân...
Phân biệt các loại pháo để tránh hiểu nhầm
Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, PGS-TS Nguyễn Tuấn Anh - Giảng viên Đại học PCCC cho biết, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định rõ về pháo nổ: Nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trong mọi trường hợp; Pháo hoa nổ: Cơ bản cấm như pháo nổ, trừ trường hợp, tổ chức, DN thuộc Bộ quốc phòng được giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng theo quy định tại Nghị định này.
Đối với pháo hoa nổ, các cơ quan, tổ chức và cá nhân cần hiểu rõ, theo Nghị định 137 thì pháo hoa được hiểu là “sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ”. Còn pháo hoa nổ là một loại pháo nổ, được hiểu là “sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian”, đây là loại pháo cấm tuyệt đối người dân sử dụng, nếu người dân sử dụng thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm.
Như vậy loại pháo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng là loại pháo không có thuốc nổ, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người và người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì mới được sử dụng pháo hoa. Trên thực tế, so với Nghị định 36 thì Nghị định 137 vẫn giữ nguyên quy định và không cho phép cá nhân sử dụng pháo hoa nổ vào các dịp lễ, Tết, cưới hỏi...
Đồng quan điểm, luật sư Bùi Quang Thu - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, người dân cần phân biệt khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh bị nhầm lẫn. Năm nay Nhà nước cho phép DN thuộc Bộ Quốc phòng, sản xuất và kinh doanh pháo hoa không gây nổ bán cho người dân. Tuy nhiên, người dân cũng cần phòng tránh cháy nổ cẩn thận khi đốt pháo hoa.
Nghị định 137/2020/NĐ-CP nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ. Do đó, người dân cần có sự phân biệt rõ giữa các loại pháo, tránh vi phạm pháp luật. Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng Bộ Công an |

-
Lật tẩy thủ đoạn của nhóm đối tượng cưỡng đoạt tiền trên Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang
Kinhtedothi - Với thủ đoạn đổi xe giữa đường để về đến bến, khi khách lên xe thứ hai thì lái xe sẽ đi lòng vòng còn l...XEM THÊM -
Nhận diện chiêu trò bán hàng đa cấp lừa đảo
Kinhtedothi - Chỉ vì ham tiền lãi đầu tư cao cùng với sự thiếu hiểu biết, một bộ phận nhà đầu tư đã đổ tiền vào bán h...XEM THÊM -
Hà Nội: Xử phạt 18 trường hợp đăng tin sai về dịch bệnh
Kinhtedothi - Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội phối hợp với Công an TP Hà Nội xử phạt 18 trường hợp vi phạm trên mô...XEM THÊM -
Đồng Nai: Tiếp tục thu giữ thêm 2 tàu thủy trong đường dây buôn lậu xăng giả
Kinhntedothi – Sau khi đâm vào tàu của lực lượng chức năng để chống trả rồi bỏ chạy, các đối tượng trên 2 con tàu th...XEM THÊM -
Hà Nội: Bắt đối tượng trộm xe SH trong đêm khuya ở Thanh Xuân
Kinhtedothi - Phát hiện ngôi nhà không khóa cửa, Trần Tiến Dũng vào bên trong sân thì phát hiện nhiều xe mô - tô sơ h...XEM THÊM -
Diễn biến mới trong vụ án chiếm đoạt cổ phần Nam A Bank, luật sư nói gì?
Kinhtedothi- Liên quan đến vụ án chiếm đoạt cổ phần, cổ phiếu Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), một phần tài sản thừ...XEM THÊM
-
Đâm chết người tình rồi tự sát không thành
Kinhtedothi - Sáng 26/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Bình phối hợp lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ án mạng khiến một phụ nữ tử vong tại chỗ, một người khác ...26-02-2021 16:17
-
Phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh cực lớn
Kinhtedothi - Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an phối hợp với Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) và Công an tỉnh Cao Bằng đã giải cứu bốn trẻ sơ sinh bị các đối tượng đang trên đường bán sang Trung Quốc.26-02-2021 15:09
-
Quảng Ngãi: Trộm cắp điện để sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ
Kinhtedothi- Chì niêm kỹ thuật công tơ bị cắt, hệ thống đo đếm điện năng bị can thiệp. Qua tính toán, sản lượng điện bị trộm lên đến 6.305kWh.26-02-2021 12:57
-
Người dân hoàn trả nợ tiền sử dụng đất trước quy định mới
Kinhtedothi - Mấy ngày này, dư luận rộ lên thông tin lưu ý về thời điểm thanh toán nợ tiền sử dụng đất. Thông báo này được Cục Thuế TP Hà Nội phát đi từ cuối tháng 12/2020. Theo đó, trường hợp than...26-02-2021 09:11
-
Trách nhiệm khi gây tai nạn giao thông chết người
Kinhtedothi - Em tôi sinh năm 2002, mới được mua xe máy đợt giáp Tết nên chưa đăng ký và cũng chưa có bằng lái xe. Ngày mùng 3 Tết, em tôi lấy xe máy đi và đã gây tai nạn làm chết 1 người, bị thươn...26-02-2021 08:56
- Thành Nhà Hồ - 10 năm bảo tồn, phát huy giá trị di sản
- Huyện Mê Linh: Nhịp sống trở lại bình thường tại thôn Do Hạ
- HNX tính chuyện nhận một số mã chứng khoán từ HOSE, bổ nhiệm phụ trách Ban điều hành
- Chuyện cảm động của sinh viên trường Y đi chống dịch Covid-19
- Hải Phòng tiếp tục dừng một số hoạt động từ ngày 1/3/2021
- Hà Nội: Rạp chiếu phim vắng hoe giữa mùa cao điểm
- Vụ thịt lợn “bẩn” ở Chương Mỹ: Lực lượng quản lý thị trường nói gì?
- Một số phản ứng không mong muốn khi tiêm vaccine phòng Covid-19: Nhận biết và cách xử trí
- Cầu Giấy sẵn sàng cho học sinh đi học trở lại