Quản lý trật tự xây dựng: Giảm thủ tục, tăng trách nhiệm
Kinhtedothi - Cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng là nội dung được nhiều ĐB Quốc hội cũng như cử tri, dư luận đặc biệt quan tâm trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng. Các quy định liên quan đến vấn đề này đã có những sửa đổi, bổ sung và được đánh giá là cần thiết.
Tin liên quan
-
Quận Đống Đa: Đảm bảo trật tự xây dựng tại Dự án cải tạo hồ Linh Quang
- Xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng
- Quản lý trật tự xây dựng tại quận Hai Bà Trưng: Chuyển biến tích cực
- Đề cao đạo đức công vụ trong quản lý trật tự xây dựng
- Hà Nội: Xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng công trình số 8B Lê Trực
Giảm thủ tục và thời gian
Theo nhiều ý kiến nhận định, hiện nay quy trình cấp giấy phép xây dựng vẫn còn nhiều thủ tục hành chính, thời gian cấp giấy phép còn dài. Bên cạnh đó còn tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng không phép, không đúng giấy phép, được cấp giấy phép xây dựng nhưng chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường hay chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy... Ngoài ra, việc thực hiện quyết định phạt vi phạm hành chính nhiều nơi còn chưa quyết liệt, triệt để.
Liên quan đến quy trình cấp phép xây dựng, theo ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), xin cấp phép xây dựng là một trong các hoạt động diễn ra hàng ngày tại nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, tình trạng cấp phép xây dựng thường xuyên có vi phạm, chậm trễ về thời gian.
Một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vi phạm trong cấp phép xây dựng là quy trình cấp phép xây dựng còn nhiều bất cập. Cụ thể, quy trình cấp phép xây dựng phải bao gồm cả quy trình thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật. Tuy nhiên, Luật Xây dựng hiện lại tách thành 3 quy trình: Quy trình thẩm định thiết kế cơ sở, quy trình thẩm định thiết kế kỹ thuật, quy trình cấp phép xây dựng. Các quy trình này liên quan đến nhiều cơ quan. Đây là điều bất hợp lý phải được sửa đổi, bổ sung xem xét lần này. Theo đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan theo hướng tinh giản thủ tục, thời gian, quy định trách nhiệm thẩm định cho một cơ quan là UBND cấp tỉnh thực hiện, chỉ trong một số trường hợp nhất định phải xin ý kiến Bộ Xây dựng.
Liên quan đến các đối tượng miễn cấp phép xây dựng, các ĐB cho rằng, một số công trình không cần thiết phải xin giấy phép nhưng Luật đang bắt buộc phải xin giấy phép như các công trình sửa chữa, cải tạo mà không làm thay đổi kết cấu, thiết kế... Do đó, cần rà soát và bổ sung thêm các trường hợp xây dựng công trình thuộc đối tượng miễn, giảm cấp phép xây dựng. Điều này sẽ góp phần rút gọn thời gian cho các cá nhân, người dân có công trình, giảm tải cho các cơ quan nhà nước khi tiến hành cấp phép xây dựng.
Rõ trách nhiệm
Một thực tiễn cũng được đề cập tới, là việc quản lý trật tự xây dựng còn tồn tại là do khâu tổ chức thực hiện, pháp luật chưa nghiêm, thiếu kịp thời, việc sửa đổi luật phải phù hợp, theo kịp thực tiễn vận động của xã hội. Như việc xây dựng công trình gắn với quy hoạch, nhiều chuyên gia và ĐB Quốc hội đã phân tích, thực tế, có nơi xây dựng xong mới hoàn thiện quy hoạch nên có nhiều công trình bị phát hiện sai phạm về quy hoạch vị trí, xây dựng không đúng theo quy hoạch.
Nhằm kịp thời ngăn chặn những bất cập trên, Dự Luật cần ban hành quy chế xử phạt nghiêm khắc khi địa phương để xảy ra những sai phạm trong quy hoạch xây dựng. Đồng thời, quy định thống nhất và hạn chế các thủ tục không cần thiết đối với việc thẩm định các dự án để hạn chế nhiều dự án chậm tiến độ xây dựng.
Cũng liên quan đến trách trách nhiệm của chính quyền địa phương khi để xảy ra tình trạng xây dựng sai phép, các ĐB cho rằng, Dự Luật cần xác định rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng. Tránh tình trạng, chủ đầu tư xây dựng trái phép, sai thiết kế đã được phê duyệt, nhưng vẫn được cơ quan cấp phép xây dựng và sau khi sự việc vỡ lở, cơ quan chức năng mới vào cuộc xử lý.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Nhà báo Nguyễn Minh Đức – Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị: "Cần có tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm trung gian"
- Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong: Khoa học công nghệ - nguồn lực cho Thủ đô phát triển nhanh, bền vững
- Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Huyện Gia Lâm cần đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế để sớm phát triển lên quận
- Ông Phùng Văn Dũng được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội
-
Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh trao quyết định tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ
Kinhtedothi - Chiều 5/3, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ. Ủy viên Trung ương Đảng...XEM THÊM -
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV
Kinhtedothi - Sáng 5/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn, Thường trực Liên minh HTX Việt Nam, Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan Liê...XEM THÊM -
[Infographic] 10 đơn vị bầu cử tại Hà Nội và số đại biểu Quốc hội được bầu
Kinhtedothi – Ngày 4/3, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã ban hành Nghị quyết số 64 /NQ-HĐBCQG, quy định về số đơn vị bầu c...XEM THÊM -
Văn phòng UBND TP Hà Nội phát động ủng hộ quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2021
Kinhtedothi - Chiều 5/3, tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội, Công đoàn Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ phát ...XEM THÊM -
Hà Nội: Phát động đợt thi đua cao điểm tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp
Kinhtedothi - Ngày 5/3, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương kết quả phong trào thi đua năm 2020, phát động đợt...XEM THÊM -
Điều động đồng chí Nguyễn Việt Hà giữ chức vụ Bí thư Quận ủy Thanh Xuân
Kinhtedothi - Ngày 5/3, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chủ trì hội nghị cô...XEM THÊM
-
Đồng chí Nguyễn Xuân Lưu được điều động, phân công giữ chức Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội
Kinhtedothi - Ngày 5/3, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chủ trì hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tại Quận ủ...05-03-2021 12:00
-
Cử tri kiến nghị sớm di dời nhà máy ở khu vực nội đô ra ngoại thành
Kinhtedothi - Sáng 5/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận Thanh Xuân - Cầu Giấy - Hà Đông trước Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.05-03-2021 10:16
- Nhà báo Nguyễn Minh Đức – Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị: "Cần có tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm trung gian"
- Vaccine “made in Việt Nam” Covivac ngừa Covid-19 : Đã có hơn 400 người đăng ký tiêm thử nghiệm
- Quá trình lắp ráp robot đào hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có gì đặc biệt
- Ông Phùng Văn Dũng được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội
- Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh trao quyết định tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ
- Hà Nội: Từ đêm 6/3 trời chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất 16 -18 độ
- [Infographic] 10 đơn vị bầu cử tại Hà Nội và số đại biểu Quốc hội được bầu
- Ngày 8/3, những liều vaccine Covid-19 đầu tiên sẽ được tiêm tại Việt Nam
- Sáng 5/3, hoàn thành hạ giải 2 cánh cửa mới, trả lại nguyên trạng cho Di tích Quốc gia đặc biệt đình Tây Đằng