Theo lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH), Việt Nam từng đứng nhất, nhì ở những thị trường XKLĐ lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, nhưng với số lượng lao động bỏ trốn tăng, uy tín cũng theo đó sụt giảm. Trong khi tỷ lệ lao động Việt
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lao động bỏ trốn là do chi phí người lao động phải trả cho cơ quan môi giới quá cao, vì có quá nhiều đầu mối tuyển chọn. Chính thức chỉ có 67 doanh nghiệp được Đài Loan cấp phép hoạt động đưa lao động sang làm việc, nhưng theo báo cáo của 58/67 doanh nghiệp trong số này, họ đã thành lập tổng cộng 104 chi nhánh hoặc trung tâm và 136 cơ sở đào tạo (chưa tính các văn phòng đại diện) thực hiện việc tư vấn, tuyển chọn và đào tạo người lao động đi làm việc tại Đài Loan. Như vậy, có đến gần 300 đầu mối đưa lao động đi làm việc tại Đài Loan. Và sự thiếu minh bạch từ phía doanh nghiệp trong khâu thực hiện hợp đồng, có đơn vị khoán trắng cho chi nhánh hoặc trung tâm thực hiện hợp đồng… dẫn đến mức phí cũng tràn lan.
Kiên quyết có đủ mạnh?
Nếu như không mạnh tay xử lý sai phạm của doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là sự phối hợp về mặt pháp lý với các nước tiếp nhận lao động, cơ hội để lao động Việt Nam tiếp cận những thị trường thu nhập cao sẽ ngày càng thu hẹp, đó là nhận định của các chuyên gia. Thực tế, do giá dịch vụ không thống nhất, kinh phí tuyển dụng và các khoản đóng góp thiếu minh bạch, nên ở nhiều chi nhánh, chi phí đi XKLĐ tăng gấp 1,5 đến 2 lần, thậm chí có thị trường gấp đến 10 lần so với thông báo của doanh nghiệp tuyển dụng. Với thị trường Đài Loan, mức phí của người lao động Việt
Theo kết quả điều tra có khoảng 85 - 90% số người đi XKLĐ trở về tỏ ra hài lòng. Tuy nhiên, do quản lý nặng về hình thức, nên việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động chưa được thấu đáo, chỉ khi có sự việc xảy ra hay nguy cơ mất thị trường mới được tính đến.