Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sẽ cưỡng chế thu hồi đất, GPMB thực hiện các tuyến đường khung dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây

Kinhtedothi - Để triển khai thực hiện dự án xây dựng các tuyến đường khung và quảng trường trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây trên địa bàn phường Xuân La (quận Tây Hồ), ngày 14/9 tới, UBND quận sẽ tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất với một số hộ gia đình có liên quan đến tuyến đường khung A2.
Khu đất cần GPMB tại Xứ đồng Con Cua, Ngô Đồng, phường Xuân La.

Ngày 9/1/2014, UBND TP đã có Công văn số 161/UBND-QGXDGT về việc triển khai đầu tư xây dựng hoàn chỉnh 3 tuyến đường khung và quảng trường trung tâm dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây. Trong đó, giao Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Tây Hồ chủ trì, phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Cầu Giấy thực hiện công tác thu hồi đất, GPMB trong khu vực để triển khai dự án này.
Từ năm 2015, quận Tây Hồ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, điều tra, lên kế hoạch triển khai và phê duyệt các phương án thực hiện GPMB theo đúng quy định của pháp luật với đất ở và đất nông nghiệp. Việc GPMB được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng diện tích GPMB khoảng 64.633m2, liên quan đến 199 hộ dân và 2 tổ chức, để xây dựng 3 tuyến đường khung A1, A2, A3; giai đoạn 2 có tổng diện tích thu hồi 55,8ha, liên quan đến 512 hộ để triển khai quảng trường khu trung tâm dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây.
Với việc triển khai GPMB giai đoạn 1 để triển khai 3 tuyến đường khung, hiện đã cơ bản hoàn thành việc bàn giao mặt bằng. Riêng với việc GPMB để thực hiện dự án xây dựng tuyến đường khung A2 (với diện tích thu hồi 19.139m2, liên quan đến 63 hộ dân và 1 tổ chức) tại xứ đồng Con Cua, Ngô Đồng (phường Xuân La), ngày 23/3/2015 UBND quận Tây Hồ đã có văn bản số 98/TB-UBND thông báo về việc thu đất đến các hộ dân và tiến hành triển khai các bước GPMB theo quy định, trong đó nêu rõ căn cứ thu hồi đất.
Đến nay, 57/64 hộ, tổ chức đã bàn giao mặt bằng. Còn 7 hộ (4 phương án GPMB) chưa nhận tiền và không chấp nhận bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án. Đây là những thửa đất nông nghiệp, hiện trên đó có nhà tạm hoặc tường bao, nhiều phần diện tích đã biến thành nơi đổ rác thải vật liệu xây dựng…
Nhiều diện tích đất đã trở thành bãi đổ phế thải xây dựng
Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Tây Hồ đã phối hợp với UBND phường Xuân La, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giải thích cho các hộ dân. Theo Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Trần Mạnh Cường, đất phải thu hồi tại đây là đất nông nghiệp, tuy nhiên các hộ đã tự chuyển đổi, mua bán và kiến nghị phải bồi thường theo hình thức thỏa thuận. Các hộ cũng yêu cầu được hỗ trợ kinh phí chuyển đổi việc làm trong chính sách thu hồi đất nông nghiệp. Nhưng do các hộ này cũng không trực tiếp sản xuất tại đây, nên không được áp dụng chính sách này. Sau khi các hộ khiếu kiện, quận đã giải quyết theo đúng quy trình, công khai các phương án bồi thường, dự án… theo đúng quy định. Đồng thời, tiếp tục vận động, thuyết phục, tuy nhiên, đến nay các hộ vẫn không bàn giao mặt bằng.
Ngày 8/6/2018, UBND quận đã ban hành các quyết định số 770, 773, 774, 775/QĐ-CTUBND về việc cưỡng chế thu hồi các hộ này. Sau khi ban hành quyết định, ban thực hiện cưỡng chế cùng các đơn vị liên quan đã tống đạt các quyết định đến tận tay người dân và tiếp tục tuyên truyền, vận động để các hộ dân tự nguyện bàn giao mặt bằng.
Theo lãnh đạo quận Tây Hồ, việc thực hiện các bước để thu hồi đất đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Quận cũng đã có văn bản phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chuẩn bị cưỡng chế thu hồi đất của các hộ vào ngày 14/9 nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cụ thể hóa quy hoạch lớn bằng nhiều dự án trọng điểm

Hà Nội cụ thể hóa quy hoạch lớn bằng nhiều dự án trọng điểm

09 Jul, 05:12 AM

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội đã tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn trong công tác quy hoạch, đồng thời đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, bảo đảm mục tiêu hoàn thành đúng kế hoạch và đưa các công trình vào khai thác, sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

08 Jul, 02:38 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó nêu rõ điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/7/2025.

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

07 Jul, 06:13 AM

Kinhtedothi - Ngày 7/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt tăng khi Trung Quốc hành động để hạn chế tình trạng dư thừa công suất công nghiệp.

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

07 Jul, 06:12 AM

Kinhtedothi - Giá đồng tại London đã tăng gần mức cao nhất trong năm nay, khi các thương nhân đẩy mạnh mua vào giữa bối cảnh nguồn cung cạn kiệt do lượng lớn kim loại được chuyển sang Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế.

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ