Quảng Trị: Khi hạ tầng giao thông mở lối cho bất động sản nghỉ dưỡng phát triển

Mỹ An - Thu Nhung
Chia sẻ Zalo

rnKinhtedothi - Trong khi hai địa phương lân cận là Quảng Bình, Thừa Thiên Huế trở thành những vùng du lịch được đầu tư ngày càng khởi sắc thì du lịch Quảng Trị vẫn được ví như một vùng đất đang “ngủ quên”.Tuy nhiên, điều này sẽ sớm được thay đổi khi cảng hàng không Quảng Trị được quy hoạch đưa vào khai thác trong giai đoạn 2020 – 2030.

 Cảng hàng không Quảng Trị là một trong 28 CHK nội địa đưa vào khai thác giai đoạn từ năm 2020 - 2030 với quy mô hàng không dân dụng cấp 4C, diện tích sử dụng đất 312 ha.
Hạ tầng phát triển đồng bộ, đột phá
Muốn đến Quảng Trị bằng đường hàng không thì hành khách sẽ phải thực hiện chuyến bay trung gian thông qua sân bay Đồng Hới hoặc sân bay Phú Bài, sau đó tiếp tục di chuyển bằng đường bộ mới đến đích. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi khi Cục hàng không triển khai quyết định số 236/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 - định hướng đến năm 2030. Theo đó, Quảng Trị sẽ là 1 trong số 28 cảng hàng không nội địa được đưa vào khai thác trong giai đoạn 2020-2030.
Quy hoạch cảng hàng không Quảng Trị giai đoạn định hướng đến năm 2030 mới đây đã được Cục hàng không trình Bộ GTVT xem xét, phê duyệt.Cục hàng không đề xuất quy hoạch tại xã Gio Quang (huyện Gio Linh) một cảng hàng không nội địa cấp 4C, dùng chung dân dụng và quân sự.Nhà ga hành khách được quy hoạch có 2 cao trình, công suất 1 triệu khách/năm, có đất dự trữ mở rộng quy hoạch xây thêm khi có nhu cầu. Đối với nhà ga hàng hoá, do khối lượng hàng hoá vận chuyển giai đoạn đầu chưa cao nên khi xây dựng nhà ga hành khách sẽ tính toán và bố trí mặt bằng xử lý hàng hoá, hành lý trong khu vực nhà ga hành khách.Dự kiến, tổng vốn đầu tư để triển khai dự án này khoảng 5.700 tỷ đồngđược huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau bao gồm cả vốn ngân sách Nhà nước, vốn doanh nghiệp và PPP…
Theochuyên gia hàng không Trịnh Như Long, bài toán đầu tư cảng hàng không tại Quảng Trị là tín hiệu lạc quan. Kinh nghiệm đầu tư cảng hàng không Đồng Hới là ví dụ điển hình khi quy hoạch sân bay tại các tỉnh Trung Trung Bộ. Từ những dự báo không lạc quan như đường bay ngắn, du lịch chưa phát triển… nhưng thực tế khi đi vào vận hành mới thấy cảng hàng không Đồng Hới đã tạo đà quan trọng cho du lịch Quảng Bình khởi sắc. Tại một tỉnh như Quảng Trị, thay bằng việc ngồi dự đoán khi có sân bay thì lượng khách tiềm năng sẽ đến từ đâu, hãy tự tạo ra thị trường trước. “Người Nhật đã có một tư duy đắt giá là hãy tạo thị trường cho sản phẩm của mình chứ đừng chờ có thị trường mới cung ứng sản phẩm”, vị chuyên gia này ý kiến.Quảng Trị là địa phương sở hữu nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, với “nguồn vốn sẵn có” này, Quảng Trị hoàn toàn có cơ sở để tự tin khi cảng hàng không đi vào vận hành sẽ đưa du lịch tỉnh khởi sắc và có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh.

 Cảng biển quốc tế Mỹ Thủy.
Bên cạnh đó đường bộ và đường thủy cũng có bước phát triển đột phá. Trong đó đường cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lộ(Quảng Trị) – La Sơn( Thừa Thiên Huế) sẽ hoàn thiện vận hành năm 2020 kết nối con đường di sản Miền Trung được thuận lợi kết hợp tuyến hành lang kinh tế Đông Tây tạo nên sự giao thương phát triển về kinh tế, văn hóa và du lịch. Cảng du lịch Cửa Việt, cảng nước sâu Mỹ Thủy sẽ là động lực phát triển về kinh tế biển và du lịch biển đảo, hiện tại cảng du lịch Cửa Việt đang được nâng cấp phát triển để đáp ứng nhu cầu du lịch bằng đường biển của khách quốc tế đến với Quảng Trị.
Đòn bẩy tạo đà cho du lịch và bất động sản nghỉ dưỡngphát triển
Nhận thấy cơ hội và tiềm năng phát triển mạnh mẽ về du lịch, nghỉ dưỡng khi hạ tầng giao thông được hoàn thiện đồng bộ, đột phá cùng với sự kêu gọi, xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Trị, các nhà đầu tư lớn đã quan tâm và tìm đến mảnh đất giàu tài nguyên về du lịch này. Thống kê sơ bộ trong nửa đầu năm 2019, khu vực này đã có thêm sự xuất hiện của các “ông lớn” lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡngnhư FLC, VinGroup,   T & T, AE Corp, TMS, Pacific healthcare, Apec Group, Ánh Dương Group .… Trong đó có dự án AE Resort Cửa Tùng của AE CORP vừa khởi công chính thức ngày 28/6/2019,tọa lạc tại thị trấn biển Cửa Tùng – Nơi được mệnh danh là “Nữ hoàng của các bãi biển”, dự án này có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của vùng “tam giác” du lịch biển đảo Cửa Tùng - Cửa Việt - Cồn Cỏ và chỉ cách sân bay đang được quy hoạch chỉ 15km.

 AE Resort Cửa Tùng.
Với quy mô 36 ha, là khu phức hợp nghỉ dưỡng trải nghiệm thể thao giải trí và mua sắm, với hệ thống biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 5 sao, 2 tòa Condotel tiêu chuẩn 4 sao, khu giải trí bờ biển dài 1,2km, được đầu tư bài bản và có liên kết vùng tốt, AE Resort Cửa Tùng sẽ là điểm đến du lịch mới tại Quảng Trị và khu vực Bắc Trung Bộ khi dự án đi vào vận hành và là điểm đến của các nhà đầu tư trong thời gian tới. Theo thông tin từ chủ đầu tư, dự án sẽ được ra mắt thị trường vào tháng 9/2019.