Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

"Quên" công bố thông tin, nhiều doanh nghiệp nói do sơ suất

Kinhtedothi - Dù vi phạm về công bố thông tin nhiều lần, tuy nhiên nhiều DN niêm yết vẫn giải trình do sơ suất của bộ phận lập báo cáo và công bố thông tin.
Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh mới đây ra quyết định nhắc nhở trên toàn thị trường một DN Bia về việc chậm báo cáo và công bố thông tin đối với các giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng từ 3 lần trở lên trong 1 năm.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Trước đó, UBCK đã có công văn gửi HOSE, HNX về việc công bố thông tin các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch vi phạm pháp luật về thuế, bị cưỡng chế nợ thuế. Trong danh sách này, hàng loạt "ông lớn" bị nhắc tên như: Vietcombank, Công ty CP Tập đoàn Hà Đô, Công ty CP FPT, Công ty CP Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty CP Quốc tế Sơn Hà, Công ty CP Đầu tư Địa ốc Khang An, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC, Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Công ty CP Lilama 18...

Như thường lệ, khi thông tin này được UBCK công bố, các DN lại "nhộn nhịp" giải trình, trong đó "sơ suất" lại tiếp tục là lý do được nhiều DN đưa ra. Lilama 18 cho biết đã bỏ sót không công bố thông tin theo đúng thời hạn quy định. Và Công ty này "quên" hẳn 1 năm, quyết định cuối năm 2017 đến ngày 25/12/2018 mới được công bố. Tương tự, giải trình về lý do công bố thông tin chậm, Coteccons cho hay do "sơ suất", Công ty đã bỏ sót không công bố thông tin xử phạt theo đúng thời hạn quy định.

Có thể thấy, nếu UBCK không nhắc nhở và bêu tên thì các DN này vẫn tiếp tục "im hơi lặng tiếng" dài dài. Việc "quên" công bố các thông tin này nhẹ thì giảm mức độ ảnh hưởng đến thương hiệu DN, cá nhân với các thông tin xấu; cao hơn thì có thể khiến các cá nhân và DN vi phạm thu lợi khủng. Điều này cũng cho thấy, câu chuyện minh bạch thông tin của nhiều DN trên sàn chứng khoán vẫn tồn tại nhiều vấn đề.

Theo các chuyên gia và nhà đầu tư, tình trạng vi phạm trên TTCK đang tác động tiêu cực đến tính minh bạch, công bằng - những yếu tố được xem là nền tảng đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh, bền vững. Một số cá nhân thu lợi hàng trăm tỷ đồng từ các hành vi mua bán "chui", thao túng chứng khoán nhưng mức xử phạt chỉ mấy chục triệu đồng, như "muối bỏ bể".

Luật sư Trương Thanh Đức - Công ty Luật Basico cho rằng, mức phạt theo quy định hiện hành còn nhẹ, cộng với tính nghiêm minh trong xử phạt còn hạn chế nên chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Vì thế, chế tài xử phạt cần tăng mức tiền phạt lên gấp nhiều lần so với hiện nay. Đồng thời, phải đảm bảo tính thống nhất với hệ thống quy định của pháp luật có liên quan để có tính khả thi. Ngoài ra, cơ quan quản lý không chỉ tăng mức phạt tiền, mà còn phải áp dụng thêm các chế tài xử phạt khác theo thông lệ quốc tế như cấm có thời hạn việc mua bán chứng khoán hay tham gia các hoạt động liên quan tới chứng khoán...

Hiện, dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đang được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến đã bổ sung thêm một số đề xuất tăng mức xử phạt. Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa trong trường hợp tái phạm gấp 2 lần mức phạt vi phạm lần đầu. Tuy nhiên, theo ông Lê Đức Khánh - Công ty CP Chứng khoán Dầu khí, mức phạt các vi phạm trên TTCK theo Dự thảo vẫn thấp, cần quy định mức phạt tiền chia ra nhiều khung và có thể nâng tỷ lệ mức phạt trần cao hơn, lên đến 5 tỷ đồng, 10 tỷ đồng, thậm chí 20 tỷ đồng. Đồng thời, có những mức phạt nghiêm khắc mang tính răn đe để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hạn chế các sai phạm trên TTCK.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ