80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014-2018

Kinhtedothi - Chiều ngày 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014-2018.
Kết quả có 449/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 92,96%), 1 đại biểu không biểu quyết (chiếm 0,21%) với dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018.
Chính phủ sẽ chủ động chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy.
 
Trước đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018.
Một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyế được đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến về khoản 3 Điều 2. Theo đó, có ý kiến đề nghị giao trách nhiệm cụ thể cho Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đối với nội dung “tăng cường thời lượng, ưu tiên bố trí khung giờ tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy …”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo: Trong Báo cáo kết quả giám sát, Đoàn giám sát đã kiến nghị nhiều nội dung cụ thể về công tác phòng cháy, chữa cháy đối với từng Bộ, ngành, trong đó có Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam... Trong Nghị quyết này, Quốc hội giao Chính phủ với vai trò là chủ thể trực tiếp chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ chủ động chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho phép không bổ sung nội dung này vào dự thảo Nghị quyết. Có ý kiến đề nghị bỏ đoạn “bắt đầu từ năm học 2021 - 2022” ở cuối khoản này.
Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, nhiệm vụ hoàn thiện giáo trình, bài giảng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC để đưa vào chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và các cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp học, ngành học đã được Luật PCCC quy định. Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy nội dung này chưa được triển khai. Do đó, cần xác định mốc thời gian trong Nghị quyết để yêu cầu thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho giám sát việc thi hành Nghị quyết. Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này như dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội.
Về khoản 6 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết, có ý kiến đề nghị bỏ đoạn “tạm đình chỉ, đình chỉ dự án đang triển khai có vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; không phê duyệt chủ trương đầu tư và cấp phép xây dựng dự án mới đối với chủ đầu tư đang có công trình vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy chưa được khắc phục”.
 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018.
Về nội dung này, ông Võ Trọng Việt cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội báo cáo: Qua giám sát cho thấy, tình trạng nhiều chủ đầu tư dự án có vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn tiếp tục được triển khai thực hiện xảy ra nhiều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình cũng như hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Nguy cơ xảy ra cháy, nổ đe dọa đến an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội.
Luật Phòng cháy, chữa cháy đã quy định về việc đình chỉ, tạm đình chỉ và thực tế một số địa phương thời gian qua đã thực hiện đình chỉ, tạm đình chỉ các dự án đang triển khai có vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy để xử lý, yêu cầu khắc phục.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bỏ nội dung “không phê duyệt chủ trương đầu tư và cấp phép xây dựng dự án mới đối với chủ đầu tư đang có công trình vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy chưa được khắc phục” và đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung “Kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ công trình, dự án đang triển khai có vi phạm pháp luật về phòng cháy cho đến khi khắc phục hoàn toàn các sai phạm” trong dự thảo Nghị quyết.
Có ý kiến đề nghị bỏ đoạn “xem xét trách nhiệm của người đứng đầu” ở cuối khổ 1 hoặc bổ sung cụm từ “khi xảy ra các vụ cháy lớn” vào cuối khổ này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã được Luật Phòng cháy, chữa cháy quy định. Tuy nhiên, thực tế quy định này chưa được thực hiện nghiêm túc. Dó đó, để nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được tiếp thu, chỉnh lý và thể hiện như dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội.
Có ý kiến đề nghị giao nhiệm vụ chính cho cơ quan thi hành Luật Điện lực ngoài cơ quan giám sát trong quản lý bảo đảm an toàn điện.
Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và thể hiện lại như dự thảo trình Quốc hội./.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ