Quy định mới về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 1/1/2026
Kinhtedothi – Theo quy định tại Luật Việc làm năm 2025, kể từ ngày 1/1/2026, người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng 4 chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Luật Việc làm năm 2025 đã được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 16/6/2025 có hiệu lực từ ngày 1/1/2026. Trong đó, Luật Việc làm năm 2025 quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm, đăng ký lao động, hệ thống thông tin thị trường lao động, phát triển kỹ năng nghề, dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý nhà nước về việc làm. Luật Việc làm năm 2025 áp dụng đối với tất cả người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

Theo quy định tại Luật Việc làm năm 2025, kể từ ngày 1/1/2026, người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng 4 chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh minh họa: Trần Oanh.
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Luật Việc làm năm 2025 nhiều hơn so với luật hiện hành. Cụ thể, Luật Việc làm năm 2025 quy định 4 chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
Tư vấn, giới thiệu việc làm;
Hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;
Trợ cấp thất nghiệp;
Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng để duy trì việc làm cho người lao động.
Trường hợp khủng hoảng, suy thoái kinh tế, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm, căn cứ tình hình thực tế và kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Chính phủ quy định việc giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ bằng tiền hoặc hỗ trợ khác.
Về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, Luật Việc làm năm 2025 quy định: Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện:
+ Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc theo quy định của pháp luật mà không thuộc một trong các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc người lao động nghỉ việc khi đủ điều kiện hưởng lương hưu.
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 12 tháng thì phải đóng đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Đã nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không thuộc một trong các trường hợp có việc làm và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, dân quân thường trực hoặc đi học tập có thời hạn trên 12 tháng hoặc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù hoặc ra nước ngoài định cư hoặc chết.

Luật Việc làm (sửa đổi): nhiều điểm mới về chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Kinhtedothi - Luật Việc làm (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 16/6/2025. Luật gồm 8 chương, 55 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026, trong đó có nhiều điểm mới về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới từ năm 2026
Kinhtedothi - Theo tin tức từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Bộ Tài chính), Luật Việc làm (sửa đổi) lần này có một điểm mới, có hiệu lực từ 1-1-2026. Trong đó mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa đối với người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước hỗ trợ là 1%.

Tăng chế độ, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Kinhtedothi – Luật Việc làm (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2025, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2026 với nhiều điểm mới, trong đó tăng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.