Quy định rõ quyền tự do báo chí

Thu Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 23/3, Sở TT&TT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Phổ biến Luật Báo chí năm 2016 và Nghị định số 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Luật Báo chí 2016 quy định rất rõ quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý Nhà nước về báo chí.
Đáng chú ý, Mục 2 - Điều 39 chỉ rõ người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người đứng đầu cơ quan báo chí, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời trên báo chí.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân và tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thông báo cho cơ quan báo chí biết biện pháp giải quyết. Nếu quá thời hạn trên mà không nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức thì cơ quan báo chí có quyền chuyển ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân đến cơ quan cấp cao hơn có thẩm quyền giải quyết hoặc đưa vấn đề đó lên báo chí.

Luật Báo chí 2016 cũng quy định rõ việc cung cấp thông tin cho báo chí, trả lời phỏng vấn trên báo chí, họp báo, cải chính trên báo chí, phản hồi thông tin, quyền tác giả, quảng cáo trên báo chí…