80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quý I/2021: Gần 23.000 hộ khó khăn được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội

Kinhtedothi - Chiều 13/04, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban liên ngành giữa NHCSXH với các hội đoàn thể (HĐT) trên địa bàn TP, để đánh giá công tác ủy thác cho vay quý I và triển khai nhiệm vụ những tháng tiếp theo năm 2021.
Toàn cảnh hội nghị
Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội Phạm Văn Quyết cho biết: Tính đến ngày 31/3, tổng dư nợ ủy thác qua các HĐT là 10.276 tỷ đồng, chiếm 99,9% tổng dư nợ. Dư nợ ủy thác tăng 108 tỷ đồng so với đầu năm, với gần 243 ngàn hộ còn dư nợ tại 7.105 tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), dư nợ bình quân đạt 42 triệu đồng/hộ.
Thông qua các chương trình tín dụng chính sách đã giúp cho gần 23.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Hà Nội được vay vốn tại NHCSXH, trong đó có gần 17.000 lượt khách hàng vay vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm, góp phần thu hút trên 19 ngàn lao động; cho vay xây dựng mới và cải tạo trên 11 ngàn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn…
Dư nợ ủy thác theo các Hội đoàn thể đều tăng so với đầu năm. Trong đó, Hội Phụ nữ quản lý dư nợ cao nhất với gần 133.000 hộ vay thuộc 3.738 Tổ TK&VV, dư nợ 5.611 tỷ đồng. Hội Nông dân dư nợ 2.528 tỷ đồng với gần 64.000 hộ vay thuộc 1.856 Tổ TK&VV. Hội Cựu chiến binh dư nợ 1.670 tỷ đồng với trên 36.000 hộ vay thuộc 1.190 Tổ TK&VV. Đoàn Thanh niên dư nợ 454 tỷ đồng, với trên 10.000 hộ vay thuộc 323 Tổ TK&VV.
Tăng trưởng dư nợ nhưng chất lượng tín dụng ủy thác luôn được NHCSXH và các HĐT quan tâm, củng cố và nâng cao. Nợ quá hạn ủy thác qua HĐT đến 31/3/2021 là 1.564 triệu đồng, giảm 276 triệu đồng so với đầu năm, chiếm 0,02% tổng dư nợ ủy thác. Kết quả xếp loại Tổ TK&VV cuối quý I năm 2021 xếp loại Tốt, khá chiếm trên 99,6%;  chỉ còn 25 tổ xếp loại Trung bình, không có tổ xếp loại yếu.
Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Nguyễn Hồng Hải, phương thức ủy thác cho vay đã huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào việc triển khai tín dụng chính sách xã hội, chuyển tải có hiệu quả vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp các hội viên Hội Nông dân có nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Hội nông dân sẽ tiếp tục đôn đốc cơ sở nâng cao chất lượng, quy hoạt động của các tổ, nhất là các tổ nhỏ, dư nợ thấp. Trong quý II, quý III năm 2021, Hội Nông dân TP sẽ tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thông tin 2 chiều, trao đổi về những thay đổi trong quy trình nghiệp vụ, chủ trương, chính sách mới, những khó khăn, vướng mắc phát sinh... trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện để thống nhất chỉ đạo theo ngành dọc.
Trong những tháng tiếp theo năm 2021, chi nhánh NHCSXH và các HĐT tiếp tục tăng cường công tác phối hợp; phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác trong việc theo dõi, quản lý, đôn đốc, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; đồng thời tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra giám sát của Hội đoàn thể các cấp đối với việc thực hiện tại cơ sở; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót, tồn tại để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cân nhắc ngưỡng doanh thu 200 triệu đồng/năm với hộ kinh doanh

Cân nhắc ngưỡng doanh thu 200 triệu đồng/năm với hộ kinh doanh

20 Jul, 07:51 PM

Kinhtedothi - Từ 1/1/2026, thuế khoán sẽ chính thức bị bãi bỏ. Cùng với đó, Cục Thuế đang lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế, đề xuất phân loại hộ kinh doanh theo 4 ngưỡng doanh thu. Các chuyên gia đánh giá đây là bước đi cần thiết để minh bạch hóa và tạo sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, ngưỡng áp dụng, lộ trình chuyển đổi và cơ chế hỗ trợ cần được cân nhắc kỹ để người dân có thể tiếp cận và tuân thủ pháp luật một cách thuận lợi, tự nguyện và hiệu quả.

Chờ sửa Nghị định 24, thị trường vàng vẫn âm ỉ sốt

Chờ sửa Nghị định 24, thị trường vàng vẫn âm ỉ sốt

20 Jul, 01:07 PM

Kinhtedothi - Sau khi dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng được công bố, thị trường vàng trong nước vẫn đứng ở mức cao, chênh lệch so với giá thế giới lớn. Đáng chú ý, thị trường lại tái diễn cảnh xếp hàng đi mua vàng.

TPBank duy trì đà tăng trưởng bền vững, lợi nhuận 6 tháng vượt 4.100 tỷ đồng

TPBank duy trì đà tăng trưởng bền vững, lợi nhuận 6 tháng vượt 4.100 tỷ đồng

19 Jul, 01:48 PM

Kinhtedothi - Tiếp tục mở rộng hệ sinh thái số, tối ưu vốn và đa dạng hóa nguồn thu, TPBank (HOSE: TPB) duy trì đà tăng trưởng ấn tượng với lợi nhuận 6 tháng đầu năm vượt 4.100 tỷ đồng, quy mô tài sản vượt mốc 17 tỷ USD (428.600 tỷ đồng). Cổ phiếu TPB ở mức định giá hấp dẫn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ nhà đầu tư trong và ngoài nước với nhiều phiên tăng giá tốt.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ