Rời khỏi INF, ông Trump đặt cuộc chơi vào tay Nga

Tú Anh (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tuyên bố Washington rời khỏi Hiệp ước INF hôm 20/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bước đi mạo hiểm nhất kể từ lên nắm quyền.

Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký kết năm 1987 giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Soviet Mikhail Gorbachev nhằm dỡ bỏ vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu, loại bỏ những chướng ngại vật trên quá trình phát triển thế hệ mới về vũ khí hạt nhân.

Thỏa thuận vốn cản trở Tổng thống Nga từ hiện đại hóa đến cập nhật kho vũ khí hạt nhân, một khi được dỡ bỏ, có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới trong bối cảnh vấn đề này tại Triều Tiên và Iran chưa lắng xuống.

Hành động của ông Trump có thể đẩy cuộc chơi vào tay Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong bối cảnh ông Putin cũng đã sẵn không tuân theo các quy định và điều khoản của Hiệp ước này. Giờ ông chủ Điện Kremlin có thể tiếp tục duy trì các hành động này mà không bị trừng phạt, hay bị cho là kẻ vi phạm Hiệp ước.

Rất may mắn, vì đây là hiệp ước được thông qua với 2/3 số phiếu của Thượng viện Mỹ vào ngày 27/5/1988, nó không thể dễ dàng kết thúc nếu không nhận được 2/3 số phiếu tương tự. Dù vậy, ông Trump có thể, về lý thuyết, bắt đầu vi phạm các điều khoản của Hiệp ước mà không cần tới hành động của Thượng viện, nếu Nga tiếp tục đe dọa trả miếng – thậm chí Hiệp ước sẽ bị xóa bỏ.

 Ảnh minh họa. 

Dù vậy, cái giá phải trả cho một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới có thể là cực kỳ đắt đỏ. Hiệp hội Quản lý Vũ khí Mỹ cho biết, việc cập nhật kho vũ trang hạt nhân của Mỹ có thể khiến người dân nước này phải trả thêm 1,2 nghìn tỷ USD tiền thuế trong 30 năm tới.

Việc Trump rút khỏi Hiệp ước INF có thể khiến các quốc gia Baltic như  Estonia, Latvia và Lithuania, cũng như Ukraine và Georgia “lạnh gáy”. Các quốc gia châu Âu sẽ đột nhiên cảm thấy mình trong tầm ngắm của các loại vũ khí mà trước đây bị cấm trong khuôn khổ Hiệp ước.

Các vũ khí trong diện này bao gồm các tên lửa tầm ngắn từ 500 đến 1.000 km và các tên lửa tầm trung từ 1.000 đến 5.500 km, bao gồm cả loại được trang bị hạt nhân và vũ trang truyền thống. Khoảng 2.692 loại đã bị loại bỏ cho đến năm 1991. Khởi nguồn của hiệp ước INF được cho là kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Reagan-Gorbachev tại Iceland, tháng 10 năm 1986.

Hiệp ước này được đảm bảo thông qua các vòng thanh sát trong vòng 10 năm và chính thức kết thúc năm 2001. Hai bên sau đó tôn trọng các điều khoản này trong nhiều năm sau đó, tuy nhiên vào tháng 7/2014, chính quyền Tổng thống Obama thời bấy giờ cáo buộc Nga thử một tên lửa dẫn đường mang đầu đạn hạt nhân và một vài cáo buộc khác. Tuy nhiên, dù là cáo buộc nào thì cũng không thể được giải quyết bằng việc đe dọa đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF như ông Trump.

Kiểm soát vũ khí là điều mà thế giới hiện chỉ cần hơn, chứ không cần bớt. Trung Quốc, không tham gia ký kết INF, và đang sở hữu loạt tên lửa có thể bị cấm, theo điều khoản của Hiệp ước này. Các giới chức Mỹ đã dẫn lại việc Trung Quốc gia tăng vũ trang tại khu vực Thái Bình Dương như một lý do chính để hủy bỏ cam kết với Hiệp ước cùng Nga nhằm thúc đẩy việc mở rộng kho vũ khí Mỹ.

Đây là ý tưởng tồi tệ. Ông Trump cần tìm cách lôi kéo các quốc gia này vào thỏa thuận tương tự, thay vì tự ý rút lui và hủy bỏ. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đang có chuyến thăm Nga, trong đó dự kiến sẽ có nội dung về kế hoạch của ông Trump. Một nhà ngoại giao chưa từng chứng kiến một hiệp ước nào, có thể coi như một "chiến binh" chưa chuẩn bị chiến đấu. Do đó, ông Bolton khó có thể thảo luận về nền móng cho một thỏa thuận nào tương tự.

Bài viết là quan điểm của David A. Andelman, cựu phóng viên New York Times và CBS News, là học giả tại Trung tâm An ninh Quốc gia của Trường Luật Fordham và là tác giả cuốn sách "Hòa bình tan vỡ: Versailles 1919 và cái giá chúng ta phải trả hôm nay".

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần