Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Rộn ràng điệu múa rồng bay

Kinhtedothi - Trong không khí rộn ràng kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, người dân Hà Nội lại được hòa mình trong lễ hội văn hóa truyền thống rộn ràng, vui tươi khi Liên hoan múa rồng lần thứ V năm 2019 được tổ chức ngay bên cạnh Hồ Gươm.
Biểu diễn múa rồng tại phố đi bộ.
Trải qua 4 lần tổ chức, Liên hoan múa rồng Hà Nội đã mang đến những điểm nhấn trong lòng du khách thập phương về nét đẹp của văn hóa truyền thống Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung. Múa rồng là một bộ môn nghệ thuật dân gian thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, các sự kiện đặc biệt quan trọng.
Theo quan niệm dân gian, rồng là linh vật tượng trưng cho sự oai hùng, mạnh mẽ và linh thiêng. Hình tượng rồng gắn liền với nguồn gốc “Con Rồng, cháu Tiên” của người Việt và đối với Thủ đô Hà Nội, nơi được mệnh danh là “Thành phố rồng bay”, hình tượng rồng lại càng gần gũi và thân thương hơn cả.
Bên cạnh đó, Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt xưa, cũng là tên gọi đầu tiên của Thủ đô Hà Nội ngày nay. Dù đã trải qua hơn nghìn năm thăng trầm nhưng tên gọi này vẫn luôn gắn liền với Hà Nội.
Đây là một cái tên đẹp, chứa đựng niềm tin và sự tự hào của Vua Lý Thái Tổ về vùng đất mà ngài chọn để đóng đô. Vì thế, việc lựa chọn tổ chức Liên hoan múa rồng trong một ngày lễ lớn của Thủ đô cũng chính là cách để tái hiện lại lịch sử của dân tộc và Hà Nội.
Theo Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền, Liên hoan năm nay sẽ góp phần tạo nên một lễ hội văn hóa truyền thống rộn ràng, vui tươi cho đông đảo quần chúng Nhân dân trong nước và du khách nước ngoài nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Qua đó, góp phần giáo dục nâng cao ý thức trân trọng và giữ gìn các giá trị văn hóa quý báu của dân tộc cho thế hệ mai sau. Liên hoan cũng là cơ hội để các nghệ nhân, thành viên các đoàn múa rồng của Hà Nội gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm biểu diễn.
Tham gia Liên hoan múa rồng Hà Nội 2019 có 15 đội đến từ các quận, gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Oai, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Cầu Giấy, Long Biên, Đan Phượng, Chương Mỹ và Thanh Trì.
Đánh giá về sự thành công của Liên hoan năm nay, Giám đốc Trung tâm Văn hóa TP Hà Nội Dương Minh Châu - Trưởng Ban tổ chức cho biết, chất lượng các tiết mục dự thi năm nay tốt hơn trước, các đội đã đầu tư công phu, có ý tưởng dàn dựng, thiết kế các con rồng đẹp mắt.
“Ngoài rồng, năm nay các đội đã đầu tư có lân, quy, phượng tạo nên màu sắc mới cho liên hoan. Điều này tạo được nhiều cảm xúc cho người xem và quảng bá cho du lịch Hà Nội mà chỉ riêng Hà Nội có chất đặc trưng múa rồng khác so với các tỉnh, thành khác. Đặc biệt, chúng tôi đã có ý tưởng sau liên hoan sẽ lấy các tiết mục tốt của các quận, huyện gắn với các chương trình lễ hội để trở nên phong phú” - ông Dương Minh Châu nhấn mạnh.
Có thể nói, những liên hoan múa rồng được tổ chức hàng năm trong không gian đi bộ quanh Hồ Gươm không chỉ mang đến món ăn tinh thần đặc sắc cho người dân Thủ đô, mà còn mang đến những cảm hứng về không gian văn hóa sáng tạo cho Thủ đô.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

24 Mar, 06:55 PM

Kinhtedothi - Chiều 24/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo TP Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".

Đôi chuyện Tết xưa

Đôi chuyện Tết xưa

31 Jan, 05:43 AM

Kinhtedothi - Ít năm nay, khi so sánh Tết xưa, Tết nay, người ta hay nói đến những thay đổi trong cái ăn, cái mặc. Thường là nhớ lại những khó khăn, thiếu thốn, những cái Tết thời bao cấp để mà thêm trân trọng những gì có được hôm nay.

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

30 Jan, 12:26 AM

Kinhtedothi - Chuyện ăn Tết tuy không còn rình rang như những năm cũ, nhưng vẫn vui vì sự giản tiện, bình yên trên quê nhà. Người dân Phú Mãn, Hà Nội, chấp hành đúng các quy định của pháp luật, ăn Tết không tiếng pháo, không uống rượu bia khi tham gia giao thông

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29 Dec, 03:26 PM

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ