Rộn ràng hội Xuân
Kinhtedothi - Hàng triệu khách thập phương đã nhịp bước về lễ hội gò Đống Đa, chùa Hương, đền Sóc, đền thờ Hai Bà Trưng - Mê Linh… trong tiết Xuân ấm áp.
Ai nấy đều rộn ràng cảm xúc hướng về miền tâm thức linh thiêng, báo hiệu một mùa hội mới nhiều niềm vui, ít nỗi lo thường thấy.
Không đông không phải là hội
Tiết Xuân đến giữa không khí se lạnh pha chút nắng vàng, khiến người dân thêm hứng khởi đi hội. Hội gò Đống Đa (mùng 5 Tết, tức 12/2) nằm trong số những lễ hội khai xuân, mở màn năm mới tại Thủ đô, vì thế luôn thu hút sự quan tâm của người dân Hà Nội và du khách thập phương. Năm nay, Hội gò Đống Đa đón thêm hàng ngàn du khách thắp hương tưởng nhớ công ơn của vua Quang Trung trong chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa của 227 năm trước...
Mùng 2 Tết, chùa Hương chưa khai hội, nhưng thuyền đò đã tấp nập xuôi dòng suối Yến về đến Thiên Trù hướng lên động Hương Tích. Ngày mùng 6 khai hội, biển người ào ạt đổ về đất Phật linh thiêng. Mới 5 giờ sáng, khi trời còn chưa tỏ đã có rất nhiều du khách thành tâm về trẩy hội. Chị Lưu Thị Quyên (Lý Nhân, Hà Nam) cho biết, đã nhiều năm nay, năm nào gia đình chị cũng đi chùa Hương lễ Phật thể hiện lòng thành và cầu an cho gia đình cả một năm. “Mặc dù cách chùa Hương không quá xa, nhưng nhà tôi xuất phát từ 4 giờ sáng để tránh tắc đường” - chị Quyên chia sẻ. Lòng suối Yến vốn rộng là thế mà bỗng trở nên nhỏ bé trước hàng trăm con đò nối đuôi nhau chở hàng vạn du khách. Nhiều du khách bày tỏ sự phấn khởi thoải mái lướt web, cập nhật thông tin bởi khu vực lễ hội đã được phủ sóng wifi. Đây cũng là điểm mới nhất của lễ hội chùa Hương năm nay.
Thật đúng là “đông như hội”, từ đền Trình đến chùa Thiên Trù rồi động Hương Tích nơi nào cũng nhộn nhịp, đông đúc. Do lượng khách đổ về hội quá đông nên đã xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ tại một số tuyến đường trong khu vực lễ hội. Rất nhiều người đã phải xếp hàng chờ gần 2 tiếng đồng hồ, nhưng vẫn không lên được cáp treo. Trước tình hình đó, Ban tổ chức buộc phải vận động một phần lớn du khách đi bộ hành hương để bớt quá tải cho cáp treo. Ông Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương ước tính đến hết ngày 14/2 đã có gần 30 vạn người về trẩy hội chùa Hương, tăng 4 vạn người so với cùng kỳ năm 2015. Chỉ tính riêng 2 ngày cuối tuần, mỗi ngày chùa Hương đón gần 6 vạn người về trẩy hội.
Hơn cả việc du Xuân
Hướng về đức Thánh Gióng - một trong tứ bất tử của Việt Nam, cũng là tâm điểm của mùa lễ hội năm nay. Khuôn viên rộng hàng ngàn héc ta của Khu du tích lịch sử đền Sóc trở nên chật hẹp vì mỗi ngày đón 3 - 4 vạn du khách. Khách thập phương đến đền Sóc là để thưởng ngoạn khung cảnh, thắp hương lên đền Hạ, đền Mẫu, tượng Thánh Gióng… cầu xin phúc lộc từ vị Thánh tài giỏi linh thiêng. Nhưng đối với người dân 8 thôn Vệ Linh, Phù Mã, Dược Thượng, Đan Tảo… của các xã trong huyện Sóc Sơn, niềm vui trong ngày chính hội là được nắm những nắm cơm, chuẩn bị dưa cà, ngựa sắt, hoa tre, trầu cau… dâng lên Đức Thánh. Gần 10 năm làm chủ tế lễ vật phẩm hoa tre của thôn Vệ Linh lên Đức Thánh Gióng ngày chính hội, ông Nguyễn Dực thuộc từng nét chữ, câu văn trong bài văn tế. Thế nhưng, trước ngày hội đến gần một tháng, hàng ngày ông vẫn lên đền tập tế, không chỉ để mong lời tế thêm hay mà là tâm trạng của người con náo nức hướng về ngày hội tâm linh. Cũng có đến hàng chục năm tục cướp hoa tre, trầu cau được duy trì trong lễ hội đền Sóc. Năm nay, dù du khách không còn mang gậy gộc đánh nhau cướp lộc, nhưng khi có "lệnh", dòng người vẫn cuồn cuộn nhào vào cướp cho bằng được lá trầu, quả cau hay hoa tre, lễ vật.
Cùng khai hội mùng 6 Tết, các lễ hội Cổ Loa, Hai Bà Trưng - Mê Linh cũng không kém phần đông đúc. Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng, lễ hội Cổ Loa tưởng nhớ vua An Dương Vương vẫn là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách. Hơn cả việc du Xuân, đến với lễ hội là cách người dân khắp nơi bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công ơn to lớn của những vị vua, vị anh hùng thuở đầu dựng nước.
Về đúng giá trị truyền thống
Ngành văn hóa vẫn chủ trương lễ hội là của dân, cơ quan quản lý chỉ góp phần nhỏ hỗ trợ khâu tổ chức. Thế nhưng, dạo quanh một vòng các lễ hội đầu năm Bính Thân, dễ nhận thấy lực lượng dày đặc nhân viên bảo vệ, cảnh sát bảo vệ trật tự lễ hội; hoặc sự tham gia quá sâu vào hình thức tổ chức lễ hội của cơ quan quản lý. “Năm nay, Bộ VHTT&DL yêu cầu các “điểm nóng” như lễ hội đền Sóc (Hà Nội), chém lợn Ném Thượng (Bắc Ninh), cướp phết (Phú Thọ) phải có kịch bản cụ thể tránh lộn xộn” - bà Trịnh Thu Thủy - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cho biết. Nghĩa là người dân không thể tự do tổ chức lễ hội theo ý thích. Thế nên mới có chuyện, chính quyền huyện Sóc Sơn năm bảy lượt đi thuyết phục bà con từng thôn làng không mang gậy gộc, bát bửu bảo vệ lộc thánh. Nhiều bậc cao niên lúc đầu phản ứng, nhưng không thể để lễ hội xảy ra đánh nhau đến chảy máu vì lộc, nên đành gật đầu đồng ý.
Mùng 6 tháng Giêng, làng Ném Thượng giết lợn làm cỗ Thánh, nhưng tranh cãi quyết liệt đến 22 giờ ngày mùng 5, Ban tổ chức mới quyết định được kịch bản không chém lợn giữa sân đình như mọi năm. Rõ ràng những mệnh lệnh hành chính như cắt danh hiệu làng văn hóa… do UBND TP Bắc Ninh đưa ra đã phần nào tác động đưa lễ hội về đúng quy chuẩn quản lý. Khi những nghi thức quen thuộc không còn như xưa, trong lòng người dân Ném Thượng vẫn hiu hắt một nỗi buồn. Hội làng Ném Thượng đã có phần bớt vui.
Một mùa hội mới vừa bắt đầu. Chưa thể khẳng định lễ hội 2016 sẽ không phát sinh tiêu cực. Thế nhưng, nhìn vào bức tranh khai màn lễ hội, người dân có thể đặt hy vọng lễ hội sẽ trở về đúng giá trị truyền thống: Du Xuân, tưởng nhớ công ơn và hoài niệm tâm linh; không nhiều mục đích trục lợi, tâm lý đám đông chờ mong sự may mắn như những mùa hội trước.
![]() Chương trình nghệ thuật tái hiện trận Quang Trung đại phá quân Thanh. Ảnh: Thanh Hải
|
![]() Rước Voi chiến tại Hội Gióng 2016. Ảnh: Phạm Hùng
|
![]() Hàng vạn người tham dự Lễ khai hội chùa Hương Xuân Bính Thân. Ảnh: Minh Tuấn
|
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- “Hướng dương ngược nắng” tập 38: Châu tự tử sau khi đâm xe vào Kiên?
- “Trở về giữa yêu thương” phần 2, tập 11: Toàn lún sâu vào con đường cờ bạc
- [Ảnh] Ngày đầu mở cửa trở lại, phủ Tây Hồ khách đến lễ thưa vắng, bỏ khẩu trang tỏ lòng thành kính
- Hà Nội: Các di tích, danh thắng mở cửa trở lại từ ngày 8/3; nếu quá đông du khách sẽ tạm thời đóng cửa
TAG:
-
Ca sĩ Tùng Dương: “Vợ giúp tôi bớt cực đoan, bảo thủ”
Kinhtedothi – Nhân dịp 8/3, nói về vợ mình, ca sĩ Tùng Dương chia sẻ: “Giang Phạm ít khi hài lòng về tôi lắm. Chúng t...XEM THÊM -
Các di tích, cơ sở tín ngưỡng chờ “lệnh” mở cửa
Kinhtedothi - Theo dự kiến, nếu đảm bảo điều kiện phòng dịch, Hà Nội sẽ mở cửa các di tích, danh lam thắng cảnh, cơ s...XEM THÊM -
Chủ nhà Man City đứt mạch toàn thắng
Kinhtedothi-Mạch 21 trận toàn thắng, chuỗi 28 trận bất bại liên tiếp trên mọi đấu trường của Man City đã bị người hàn...XEM THÊM -
CLB Barcelona: Joan Laporta thắng cử tuyệt đối
Kinhtedothi- Với 30.184 phiếu phiếu bầu từ các socio, ông Joan Laporta đã chính thức trở thành Chủ tịch CLB Barcelon...XEM THÊM -
Café cuối tuần: Chuyện nhà vô địch Jiangsu Suning “đột tử”
Kinhtedothi-108 ngày, kể từ khi vô địch Giải bóng đá Chinese Super League (CSL) Jiangsu Suning đã chính thức khai tử...XEM THÊM -
[Làng Cự Đà - làng cổ, nghề xưa mai còn không?] Bài 3: Chắt chiu tinh hoa làng nghề
Kinhtedothi - Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) không chỉ có những ngôi nhà cổ, hiện hữu qua lối kiến trúc x...XEM THÊM
-
Giữ lại hồn Việt...
Kinhtedothi - Để làm rõ hơn loạt bài viết dài kỳ của báo Kinh tế & Đô thị về làng cổ, nhà nghiên cứu lịch sử Phan Văn Thắng chia sẻ: “Lịch sử thế giới đã chứng minh muốn lưu giữ được làng nghề truy...07-03-2021 06:18
-
[Ảnh] Chùa Quán Sứ và Phúc Khánh mở cửa trước quy định cho phép
Kinhtedothi – Theo dự kiến, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, từ 8/3, TP Hà Nội sẽ mở cửa các di tích, cơ sở tôn giáo. Tuy nhiên, ngày 6/3, khi chưa có quy định được phép mở cửa, một số chùa tại Hà...06-03-2021 21:06
-
Á hậu Ngọc Thảo lọt Top 10 Video giới thiệu hot nhất Miss Grand International 2020
Kinhtedothi - Á hậu Ngọc Thảo nằm trong Top 10 thí sinh có lượt bình chọn video giới thiệu bản thân cao nhất tại Miss Grand International 2020.06-03-2021 20:45
-
Quảng Hải chấn thương trước thềm V-League 2021 tái khởi tranh
Kinhtedothi - Cầu thủ Nguyễn Quang Hải của Hà Nội FC đang gặp phải chấn thương giãn dây chằng đầu gối.06-03-2021 19:19
-
[Thông điệp từ lịch sử] Phan Bội Châu - người thức tỉnh hồn nước
Kinhtedothi - Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San), hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu là Sào Nam và nhiều bút danh khác, sinh ngày 26/12/1867, quê ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, Ng...06-03-2021 17:38
- [Infographic] 8.000 liều vaccine Covid-19 của Hà Nội được phân bổ như thế nào?
- [Ảnh] Ngày đầu mở cửa trở lại, phủ Tây Hồ khách đến lễ thưa vắng, bỏ khẩu trang tỏ lòng thành kính
- Xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Đồng Tâm: Các bị cáo thừa nhận hành vi, xin giảm nhẹ hình phạt
- Hà Nội hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV
- Hà Nội: Bảo đảm phòng chống dịch Covid – 19 sau khi mở cửa di tích, phố đi bộ
- Thêm 12 ca mắc mới Covid-19, trong đó, 1 ca trong cộng đồng tại Hải Dương
- Tuyển tình nguyện viên 40-59 tuổi tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac
- Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ hai của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
- Sáng mai 9/3, Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn