Sắc màu văn hóa Việt trong không gian đi bộ Hồ Gươm
Kinhtedothi - Cuối tuần cùng nhau dạo bước trên tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm đã trở thành thói quen của người dân và du khách đến Hà Nội. Không gian văn hóa cộng đồng này trở nên hấp dẫn du khách không chỉ bởi việc người đi bộ được tự do, thoải mái đi lại dưới đường không lo va chạm xe cộ, hay vì cảnh quan xung quanh như tháp rùa, đền Ngọc Sơn, đền bà Kiệu, tượng đài Vua Lý Thái Tổ… mà còn ở những hoạt động văn hóa mang sắc màu Việt Nam và quốc tế.
Tin liên quan
-
Khai trương không gian đi bộ phía Nam khu phố cổ kết nối phía Bắc khu vực hồ Hoàn Kiếm
- Lần đầu giới thiệu di tích Hỏa Lò trong không gian đi bộ Hồ Gươm
Không gian nghệ thuật đa dạng
Hòa vào dòng người tại phố đi bộ quanh Hồ Gươm trong những ngày cuối tuần, du khách sẽ được trải nghiệm các chương trình nghệ thuật đường phố miễn phí. Dù ở lứa tuổi nào, người dân cũng tìm thấy không gian nghệ thuật cộng đồng cho riêng mình. Trẻ nhỏ được thưởng thức các màn múa rối cạn tại trước cửa Nhà hát Múa rối Thăng Long, vừa để ngắm nhìn, lắng nghe các trò rối, tích rối… vừa giao lưu học hỏi cách tạo hình con rối. Cách Nhà hát Múa rối Thăng Long không xa, gần ngã ba Lò Sũ - Đinh Tiên Hoàng lại là các màn diễn xiếc thăng bằng, đu dây, lắc vòng hay xiếc thú của các nghệ sĩ đến từ Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và tạp kỹ Hà Nội. Khán giả trung niên lại có thể dạo qua khu vực tượng đài Vua Lê trên đường Lê Thái Tổ để nghe các nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, Khương Cường, nhạc sĩ Quang Long… hát xẩm, hát ca trù hoặc quan họ Bắc Ninh. Trước đền Bà Kiệu đường Đinh Tiên Hoàng lại là những điệu hò xứ Nghệ, nhã nhạc cung đình Huế hoặc đôi khi là làn điệu đàn Tính của đồng bào dân tộc Thái đến từ Tuyên Quang… Phía trước cửa Nhà hát Kịch Hà Nội (42 Tràng Tiền) cũng luôn sáng đèn các tiểu phẩm đặc sắc, do các nghệ sĩ nổi tiếng của Nhà hát thực hiện như: Nghệ sĩ Tiến Hợi, Công Lý, Đức Toàn…“Bốn năm diễn thường niên ở khu vực tượng đài Vua Lê, nhóm xẩm Hà Thành vẫn luôn giữ được cảm xúc như ngày đầu. Bởi vì, đêm nào người dân cũng kê dép, xếp ghế ngồi kín trước sân tượng đài nghe chúng tôi trình diễn. Có những khán giả gần 85 tuổi lặn lội từ huyện Chương Mỹ về đây nghe hát, xong còn dúi tờ 50 nghìn đồng rồi bảo ông bồi dưỡng nghệ sĩ. Những hành động chân tình đó khiến chúng tôi thêm động lực để cống hiến” - nhạc sĩ Nguyễn Quang Long - thành viên nhóm xẩm Hà Thành chia sẻ.Đến tuyến phố đi bộ, du khách được thưởng thức nhiều loại hình nghệ thuật đường phố như các họa sĩ đường phố ngồi theo hàng lối, luôn tươi cười và luôn sẵn sàng phục vụ du khách một bức vẽ chân dung làm kỷ niệm. Ở một góc khác, đối diện đền Ngọc Sơn là không gian trò chơi dân gian của Việt Nam như ô ăn quan, kéo co, nhảy dây... dành cho tất cả những ai muốn tham gia. Ngay bên cạnh là các nghệ nhân làm tò he với đủ tạo hình như rồng, cá chép, hoa... đậm tính nghệ thuật.Nỗ lực gạt “sạn”, mở rộng không gian đi bộSau gần 4 năm triển khai, phố đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận đã mang trong mình sứ mệnh thành điểm đến văn hóa có thương hiệu trên bản đồ du lịch Hà Nội. Mỗi ngày, phố đi bộ thu hút khoảng 3.000 - 5.000 lượt khách. Con số này thậm chí còn lên tới 15.000 - 20.000 người nếu có sự kiện lớn. Bên cạnh những thành công, cũng đã phát sinh một số bất cập trong không gian đi này. Từ ngày 1/1/2021, Hà Nội đã triển khai việc mở rộng không gian đi bộ phía Nam khu phố cổ kết nối phía Bắc khu vực Hồ Gươm. Theo đó, phạm vi không gian đi bộ mở rộng gồm 8 phố: Hàng Dầu, Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Bạc, Đinh Liệt, Gia Ngư, Đào Duy Từ (đoạn từ Chợ Gạo đến Ô Quan Chưởng), Ô Quan Chưởng (gồm phố Ô Quan Chưởng và khu vực ngã tư Hàng Chiếu - Thanh Hà) và 3 ngõ Cầu Gỗ, Trung Yên, Phất Lộc.Với việc mở rộng không gian đi bộ sẽ tạo nên sự kết nối giữa các khu vực vốn đang bị chia cắt. Trong tương lai, quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục phát triển không gian phố đi bộ tại trục đường Tràng Tiền nối Nhà hát Lớn, liên kết không gian phố đi bộ hiện tại với phố bích họa Phùng Hưng, Gầm Cầu sau khi dự án đục thông vòm cầu hiện nay hoàn thành. Trong tương lai không xa, các tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm sẽ ngày càng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, bởi những giá trị văn hóa từ chính không gian này đem lại.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Giổ Tổ Hùng Vương năm 2021: Độc đáo với hoạt động đánh trống đồng và đâm đuống của đồng bào Mường
Kinhtedothi - Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021, tại Nhà Công Quán - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng diễn ra hoạt động...XEM THÊM -
Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương: Hà Nội vắng vẻ, người dân dùng phương tiện công cộng
Kinhtedothi - Vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, xe buýt 2 tầng, xe điện phục vụ người dân Thủ đô hoạt động hết công...XEM THÊM -
[Ảnh] Người dân chen chúc lên dâng hương tại đền Hùng
Kinhtedothi - Sáng 21/4, ngay sau Lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng do tỉnh Phú Thọ tổ chức, người dân thập phương...XEM THÊM -
Dấu ấn Hoàng Nhuận Cầm với sinh viên trường ĐH Tổng hợp
Kinhtedothi - Những bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm đại diện cho tâm hồn những sinh viên ra trận. Nó mang lại cái sức sốn...XEM THÊM -
Giải mã thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc
Kinhtedothi - Từ buổi đầu lập nước, lịch sử các nước trên thế giới đều được bao phủ bởi huyền thoại, truyền thuyết về...XEM THÊM -
Bốn phương tụ hội về đất Tổ
Kinhtedothi - Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021 chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức các ...XEM THÊM
-
Sức mạnh nguồn cội
Kinhtedothi - “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba” - câu ca dao cho thấy ý nghĩa thiêng liêng và gần gũi của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trong tâm thức của mỗi người dân Việt. Cứ...21-04-2021 08:21
-
Chất “Hoàng Nhuận Cầm” mãi thổn thức trong thơ
Vĩnh biệt nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - tác giả của những câu thơ đầy xúc cảm, những buổi nói chuyện thơ mê đắm, những talkshow rung cảm...20-04-2021 23:08
-
“Hướng dương ngược nắng” tập 57: Kiên trao nhẫn cầu hôn, đưa Châu vào thế tự quyết giữ hay bỏ
Kinhtedothi – Trao cho Châu chiếc nhẫn cầu hôn được Kiên chuẩn bị từ trước khi vụ tai nạn xảy ra. Châu không định nhận nhưng Kiên đã đề nghị vứt hay giữ là tùy ở cô. Đó là diễn biến “Hướng dương ng...20-04-2021 22:52
-
“Bác sĩ Hoa súng” Hoàng Nhuận Cầm đột ngột qua đời tại nhà riêng
Kinhtedothi –Chiều 20/4, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm ra đi đột ngột tại nhà riêng. Được biết, chiều nay, sau khi không liên lạc được với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, người nhà đã phá cửa vào nhà thì phát h...20-04-2021 19:59
-
Đền Hùng đón hơn 15.000 người hành hương trước ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021
Kinhtedothi - Trước 1 ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021, Khu di tích lịch sử đền Hùng đã đón hơn 15.000 lượt người hành hương về đây tri ân đức Tổ Hùng Vương.20-04-2021 19:16
- Cấm toàn bộ phương tiện trên đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long
- Hạn chế sách tham khảo trong nhà trường: Phụ huynh, giáo viên đồng tình
- Dấu ấn của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm với sinh viên
- Thu phí tự động không dừng: Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc
- Quy hoạch phân khu đô thị H1 - 3 quận Đống Đa: Không phát triển nhà cao tầng khu vực Văn Miếu và phụ cận
- Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Đảm bảo việc học tập, quán triệt 10 chương trình công tác đạt kết quả, chất lượng tốt nhất
- Vận động bầu cử - cơ hội để ứng viên thể hiện mình
- Giá vàng thế giới tăng mạnh, áp sát mốc 1.800 USD
- Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu: Cơ chế linh hoạt cho người nghỉ hưu