Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng về sách giáo khoa lớp 1 bị loại

Kinhtedothi -Sách giáo khoa (SGK) Công nghệ giáo dục lớp 1 của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại bị Hội đồng thẩm định Quốc gia chấm 'không đạt' ngay ở vòng 1. Tuy nhiên, GS Đại cho rằng, bộ sách tốt, có lợi cho trẻ và không đồng tình với kết quả của Hội đồng.
Trả lời phóng viên Kinh tế & Đô thị, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, SGK Công nghệ giáo dục được thực nghiệm, biên soạn mấy chục năm, có tư tưởng chỉ đạo, có nguyên tắc, phương pháp. Vì vậy, ông không quan tâm việc sách bị loại.
Không chỉ ông Đại mà nhóm biên soạn cho rằng, đánh giá của Hội đồng chưa thuyết phục, tiêu chí đánh giá SGK còn cứng nhắc.
 GS Hồ Ngọc Đại.
“Tôi khẳng định Công nghệ giáo dục là sách tốt, thể hiện đúng nghiệp vụ, tư tưởng, ý kiến của cá nhân. Tôi lấy lợi ích của trẻ con làm cơ bản, biên soạn với mục đích để trẻ tiếp thu được và có ích chứ không phải như nhiều người tưởng tượng” - GS Đại khẳng định và cho biết, bộ SGK này được đưa vào áp dụng các trường học ở địa phương từ năm 1985. Hiện tại, đã có 80% học sinh sử dụng. "Việc sách bị Hội đồng thẩm định Quốc gia loại sẽ không gây xáo trộn gì ở các địa phương" - GD Đại nhấn mạnh.
Sách Công nghệ giáo dục lớp 1 xuất phát từ đề tài khoa học cấp Nhà nước được nghiệm thu do GS Hồ Ngọc Đại chủ trì, sau đó được dạy thử nghiệm thành công ở nhiều địa phương với trên 900.000 học sinh được học.

Từ ngày 23/8 đến hết ngày 29/8, Hội đồng thẩm định SGK môn tiếng Việt lớp 1 đã có cuộc họp thẩm định sách tiếng Việt lớp 1, gồm 3 tập, của nhóm tác giả do GS Hồ Ngọc Đại là chủ biên.

Theo biên bản hội đồng lập ngày 29/8, cả 3 cuốn sách tiếng Việt lớp 1 kể trên (còn được gọi là Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục) đều bị đánh giá là “không đạt”.

Trong biên bản cũng đã nêu một số ưu điểm của sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục như bộ sách được tập thể tác giả biên soạn công phu, tâm huyết, có quan điểm, cách tiếp cận riêng; sách chú ý đến việc dạy học đọc thành tiếng và chính tả để học sinh có thể đọc đúng và viết đúng chính tả; nội dung, hình thức phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm; nội dung sách đáp ứng một số quy định trong chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn...

Tuy nhiên, 15/15 thành viên Hội đồng xếp loại "không đạt" với gần 300 nội dung, chi tiết cần sửa, cần bỏ, phần lớn là những nội dung mà Hội đồng cho rằng sách "vượt chương trình", "quá khó với học sinh lớp 1", hoặc một số vấn đề kỹ thuật, trình bày khác.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ