Sai phạm tại chung cư 54 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội: Bài 2: Sai phạm nối tiếp sai phạm

Doãn Thành
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khi triển khai xây dựng tòa nhà chung cư A1, chủ đầu tư đã “ngang nhiên” biến tầng dịch vụ thành các căn hộ, lừa bán cho người dân, khiến 7 hộ gia đình “dở khóc dở cười” suốt 15 năm qua vì không được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất. Không chỉ vậy, khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhưng chủ đầu tư vẫn triển khai dự án nhà liền kề để bán.

 Công ty CP Thi công cơ giới và xây lắp
Biến tầng dịch vụ thành căn hộ
Đến thời điểm hiện tại, sau 15 năm sinh sống còn 7 hộ gia đình sống tại tầng 1 tòa nhà A1 (chung cư 54 Hạ Đình) vẫn chưa được chủ đầu tư giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhiều hộ gia đình vì điều kiện phải thay đổi công việc, nhưng không thể chuyển nhượng hay bán nhà do không có giấy tờ hợp lệ, sống trong nỗi lo âu.
Anh Trương Công Quý - cư dân tại tòa nhà A1 cho biết, các gia đình đến nay vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chủ đầu tư tìm mọi cách khước từ và hứa hẹn suông về việc này. “Trước khi mua nhà, do sơ suất không kiểm tra kỹ các thiết kế được TP phê duyệt, một phần cũng do sự tin tưởng dành cho chủ đầu tư, nên người dân chúng tôi đã bị chủ đầu tư lừa để mua các căn hộ không hợp lệ” - anh Quý cho hay.
Tại điểm 2, khoản 4, Điều II Quyết định số 7090/QĐ-UB, ngày 17/10/2002 do UBND TP Hà Nội phê duyệt cho dự án chung cư 54 Hạ Đình, có ghi rõ: “Toàn bộ diện tích sàn xây dựng tầng 1 sử dụng làm dịch vụ công cộng (khu siêu thị) chủ đầu tư phải bàn giao cho TP quản lý để cho thuê phục vụ mục đích công cộng của TP”.
Thế nhưng, chủ đầu tư đã “hô biến” gần hết diện tích sàn xây dựng dịch vụ (tầng 1) thành 7 căn hộ, bán cho người dân để thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng, còn người dân thì sống trong cảnh “dở khóc, dở cười”.
"Chính quyền địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, nhắc nhở chủ đầu tư thực hiện đúng quy định pháp luật. Trong trường hợp cố tình vi phạm, phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, gồm phạt tiền và các biện pháp hành chính kèm theo. Nếu vi phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn thì phải xử lý theo pháp luật hình sự, theo quy định của pháp luật." - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà
Chưa dừng lại ở đó, khu vực nhà sinh hoạt cộng đồng theo thiết kế phải có tổng mặt bằng rộng 206,5m2 tại tầng 1 của tòa nhà. Nhưng chủ đầu tư cũng lại cố tình cắt xén diện tích để làm văn phòng riêng của Công ty, nên đến thời điểm hiện tại diện tích nhà cộng đồng mới chỉ bàn giao được 129m2.
Tại phiên trả lời chất vấn kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà có nêu rõ, trong Nghị định số 139/2017 về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực về xây dựng đã đưa ra chế tài rất nặng về việc này.
“Tôi xin đề nghị các địa phương chú ý không còn phạt cho tồn tại nữa, nếu các chủ đầu tư vi phạm về thiết kế thì buộc phải phá dỡ các công trình của mình và các chủ đầu tư vi phạm pháp luật về tài chính thì phải xử lý nghiêm theo pháp luật về tài chính” - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nói.
 18 căn nhà liền kề đã xây dựng xong phần thô mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Chủ đầu tư “coi thường” pháp luật
Theo quan sát của phóng viên, đến thời điểm hiện tại, toàn bộ 18 căn nhà liền kề thuộc giai đoạn 2 của dự án chung cư 54 Hạ Đình đã được xây dựng xong phần thô và đang bước vào công đoạn hoàn thiện để bàn giao cho khách hàng.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, là chủ đầu tư đã bất chấp những quy định của Nhà nước về thủ tục và các bước tiến hành đầu tư. Khi chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhưng không hiểu vì sao, chủ đầu tư lại xin được Giấy phép xây dựng để triển khai dự án.
Ví dụ, tại Công văn số 2971/STNMT-VPĐKĐĐ, ngày 10/4/2019 của Sở TN&MT Hà Nội, gửi các sở: Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Tài chính, Cục thuế Hà Nội và Công ty CP Thi công cơ giới và xây lắp, khẳng định: Sở TN&MT có thẩm định hồ sơ pháp lý của tòa nhà A1 và A2 dự án khu nhà ở và làm việc số 2A, ngõ 85 Hạ Đình, quận Thanh Xuân và tiến hành song song với việc cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà theo quy định; đồng thời đã thông báo Công ty CP Thi công cơ giới và xây lắp hoàn thiện các thủ tục.
Văn bản cũng nêu rõ: Công ty CP Thi công cơ giới và xây lắp chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính của dự án; Công ty chưa liên hệ với Sở TN&MT để được hướng dẫn làm thủ tục bổ sung, điều chỉnh Quyết định 7090/QĐ-UB ngày 17/10/2002 của UBND TP Hà Nội cho phù hợp với quy hoạch được điều chỉnh và hiện trạng công trình kiên cố.
Công ty chưa liên hệ với Sở TN&MT để hoàn thiện thủ tục đất đai theo Văn bản số 4678/UBND-TNMT ngày 01/7/2013 của UBND TP Hà Nội về việc chấp thuận theo đề xuất của Sở Xây dựng Hà Nội xử lý sau thanh tra việc chấp hành pháp luật khi thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở và làm việc tại dự án 54 Hạ Đình, quận Thanh Xuân.
Trước đó, ngày 21/11/2017, Sở TN&MT Hà Nội đã có Văn bản số 10044/STNMT-VPĐKĐĐ yêu cầu Công ty CP Thi công cơ giới và xây lắp phải liên hệ với các sở, ngành của TP để khắc phục các sai phạm về đầu tư, đất đai, quy hoạch kiến trúc, các nghĩa vụ tài chính liên quan tại dự án trên gửi về Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội để tổng hợp, báo cáo Sở TN&MT và UBND TP làm cơ sở thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà. Nhưng đến thời điểm hiện tại Công ty CP Thi công cơ giới và xây lắp vẫn chưa báo cáo đầy đủ việc khắc phục các nội dung trên.
"Việc DN cố tình phớt lờ các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước là thể hiện sự lộng hành, ngang ngược, coi thường pháp luật. Cần phải xử lý mạnh tay để trấn an dư luận và không tạo tiền lệ xấu cho các DN khác." - Luật sư Trần Cao Ngãi - Văn phòng Luật sư Trần Cao

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần