Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vắng lãnh đạo, Samsung đối mặt nhiều sóng gió

Kinhtedothi – Tập đoàn Samsung phải đối mặt với nhiều rắc rối, sau khi lãnh đạo tập đoàn Lee Jae-yong chính thức bị bắt giữ, vì dính tới bê bối Choigate.

Theo đó, một giám đốc điều hành tập đoàn Samsung mới đây đã lên tiếng, bày tỏ sự lo ngại trước việc bắt giữ Phó Chủ tịch Lee Jae-yong có thể ảnh hưởng tới những “quyết định về chiến lược” kinh doanh của “ông lớn” ngành điện tử Hàn Quốc. “Chúng tôi sẽ nỗ lực hợp tác để đảm bảo sự thật không bị che giấu trong quá trình điều tra, xét xử sắp tới”, một quan chức Samsung cho biết.

 "Ông lớn" ngành điện tử Hàn Quốc "gồng mình" trước khó khăn thiếu lãnh đạo.

Ông Lee Jae-yong, Phó Chủ tịch tập đoàn Samsung - người được mệnh danh là “Thái tử” Samsung vừa bị bắt sáng cùng ngày vì các cáo buộc hối lộ, tham ô, khai man... liên quan vụ bê bối của Tổng thống Park Geun-hye và bà Choi Soon-sil.

Trong phiên giao dịch đóng cửa ngày 17/2, cổ phiếu của tập đoàn Samsung đã rớt 0,42%. Bên cạnh đó, đa số những chi nhánh của “ông lớn” ngành điện tử Hàn Quốc, bao gồm Samsung C&T và Samsung Card lần lượt giảm 1,98% và 1,67%.

Năm 2008, ông Lee Kun-hee, cha ông Lee Jae-yong và ba lãnh đạo khác của Samsung từng bị buộc một số tội danh vi phạm tài chính nhưng không bị bắt giam. Như vậy, ông Lee là lãnh đạo Samsung đầu tiên bị bắt giam.

Vụ bê bối liên quan đến Tổng thống Hàn Quốc đã kéo dài nhiều tháng nay và vì nó Samsung đã gặp rất nhiều khó khăn. Một nguồn tin Samsung nói, “ông lớn” ngành điện tử Hàn Quốc đã không thể thực hiện quy trình cải tổ nhân sự hằng năm, cũng như chưa thể đưa ra các mục tiêu kinh doanh cho năm nay.

Ngoài ra, “ông lớn” ngành điện tử Hàn Quốc có thể sẽ gặp rắc rối lớn nếu các đối thủ từ Mỹ và Trung Quốc tìm cách gắn mác sản phẩm Samsung được sản xuất từ tập đoàn vi phạm pháp luật. Theo khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016 cho thấy, Samsung không còn nằm trong danh sách các tập đoàn có tính bền vững hàng đầu thế giới. Đây là lần đầu tiên trong 4 năm Samsung bị loại khỏi danh sách này.

Theo nhà phân tích Koo Yong-wook tại Mirae Asset Daewoo, việc khuyết đi một chân trong hệ thống lãnh đạo của Samsung có tác động tiêu cực đối với cổ phiếu của tập đoàn. Sự vắng mặt lãnh đạo hàng đầu, Samsung có thể không đưa ra được những quyết định về chính sách kinh doanh mới.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Yang Ki-in tại công ty Shinhan Investment, thị trường chứng khoán có thể cho thấy một “phản ứng ngắn hạn”, trước vụ bắt giữ Phó Chủ tịch tập đoàn Samsung. Tuy nhiên, sẽ ít gây tác động lớn tới giá cổ phiếu của “ông lớn” ngành điện tử này cũng như thị trường chứng khoán Hàn Quốc. 

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

09 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

09 Jul, 07:56 AM

Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ