2020 - năm khó khăn cho thị trường bất động sản
Kinhtedothi - Năm 2020 được dự báo là năm cực kỳ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS). 2 nhóm nguyên nhân vốn có tác động mạnh đến thị trường BĐS là quỹ đất và thị trường vốn đều đang có những diễn biến theo hướng bất lợi. Các chuyên gia ví von, sao “quả tạ” đang treo lơ lửng trên thị trường BĐS năm 2020.
Tin liên quan
-
Phong thủy – Yếu tố khiến bất động sản ven sông luôn có sức hút khó cưỡng
- TP Hồ Chí Minh: Phân khúc bất động sản nào sẽ chiếm ưu thế trong năm 2020?
- Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản 2020
- Bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng: Sớm tháo gỡ vướng mắc về pháp lý
2 nguyên nhân làm nguồn cung khan hiếm
Theo một số chuyên gia, trong năm 2020 2 nhóm vấn đề sẽ tác động mạnh lên thị trường BĐS đó là nguồn cung mới thiếu hụt sẽ đẩy giá nhà đất lên cao và nguồn vốn tín dụng đổ vào kênh đầu tư BĐS bị kiểm soát chặt.
Trong nhóm vấn đề tác động khiến thị trường BĐS khan hiếm, theo chuyên gia Nguyễn Văn Đực, do tác động của việc tạm dừng dùng quỹ đất công để thanh toán cho các nhà đầu tư dự án BT và những thay đổi trong quy định phê duyệt các dự án BĐS.
Cũng theo các vị chuyên gia này, có đến trên 80% quỹ đất dùng để phát triển các dự án BĐS trên địa bàn TP có nguồn gốc là đất công, đất chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, đất công dùng để thanh toán cho các dự án BT (build and transfer)...
Khoảng 3 năm trước khi việc sử dụng quỹ đất công để thanh toán cho các dự án BT, đặc biệt là BT giao thông lộ rõ những bất cập về cơ chế xác định giá đất dùng để thanh toán cho nhà đầu tư, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu tạm dừng sử dụng quỹ đất để thanh toán cho các nhà đầu tư dự án BT.
Chủ trương này thoạt nhìn thì không mấy liên quan đến thị trường BĐS nhưng thực tế, đích đến của các dự án BT, đặc biệt là dự án BT giao thông vẫn là thị trường BĐS, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào BT giao thông mục đích là lấy quỹ đất được thanh toán để làm dự án BĐS.
Chẳng hạn ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, có thể thấy một loạt những dự án BĐS lớn đều mọc trên quỹ đất dùng để thanh toán cho các dự án BT.
Trong khu đô thị mới này, doanh nghiệp đầu tư một công trình gì đó cả bên trong và bên ngoài Khu Đô thị mới Thủ Thiêm và được TP sử dụng quỹ đất trong Khu Đô thị mới Thủ Thiêm để thanh toán. Doanh nghiệp sử dụng quỹ đất được thanh toán để làm dự án BĐS. CII đầu tư một số trục đường phía Bắc của Thủ Thiêm và được thanh toán một số khu đất, họ đem quỹ đất này để liên doanh phát triển thành dự án BĐS. Một số dự án BT đổi công trình lấy hạ tầng bị đình hoãn vì chủ trương này như cầu Thủ Thiêm 4, Nhà thi đấu Phan Đình Phùng...
Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, trong gần 3 năm nay gần như không có dự án mới nào được triển khai có nguồn gốc là đất công, các dự án đang triển khai buộc phải dừng lại chờ... Nguồn cung trên thị trường BĐS khan hiếm trong hơn thời gian qua là kết quả của việc siết chặt việc sử dụng quỹ đất do nhà nước quản lý để thanh toán cho các dự án BT.
Một trong 2 nguyên nhân làm cho thị trường BĐS khan hiếm nguồn cung đó là những thay đổi trong quy trình phê duyệt dự án BĐS. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA), trong 9 tháng đầu năm 2019 tiếp tục xu thế bị sụt giảm, chỉ có 01 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83%.
Ngoài ra, không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư, chỉ có 12 dự án được chấp thuận đầu tư, giảm khoảng 72% và chỉ có 24 dự án được cấp phép xây dựng, giảm khoảng 38%, so với cùng kỳ năm 2018.
Theo HoREA, khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay là nhiều dự án nhà ở bị ách tắc dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung dự án, thiếu nguồn cung sản phẩm, nhất là thiếu loại căn hộ nhà ở thương mại có giá bán vừa túi tiền, nhà ở xã hội. Tình trạng mất cân bằng cung - cầu do nguồn cung quá ít trong lúc nhu cầu quá cao làm cho giá nhà dễ bị đẩy lên cao.
“Động mạch chủ” của thị trường BĐS sẽ hẹp dần
Nguồn vốn tín dụng được xác định là “động mạch chủ” của thị trường BĐS. Việc siết chặt hay nới lỏng “động mạch chủ” đều có tác động mạnh lên thị trường BĐS. Theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, từ năm 2018, nguồn vốn tín dụng đổ vào thị trường BĐS đã không còn là ẩn số như giai đoạn 2015 - 2017, việc siết chặt tín dụng đổ vào thị trường đã có lộ trình rõ ràng.
Với những chính sách điều hành thị trường vốn, thị trường BĐS năm 2020 tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh từ lộ trình siết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Thông tư 22/2019/TT-NHNN, quy định tỷ lệ tối đa vốn huy động ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2020 vẫn được duy trì ở mức 40% như trong năm 2019 nhưng bắt đầu từ ngày 1/10/2020 đến hết ngày 30/9/2021 sẽ được kéo giảm về 37%; từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 giảm xuống còn 34% và từ ngày 1/10/2022 chỉ còn 30%. Như vậy trong 3 năm đến “động mạch chủ” của thị trường BĐS sẽ bị siết hẹp dần.
Một điểm đáng chú ý khác của Thông tư 22, các khoản cho vay phục vụ đời sống dưới 4 tỷ đồng và các khoản cho vay cá nhân để mua nhà ở không có tài sản bảo đảm là chính nhà ở đó (nhà hình thành trong tương lai) sẽ áp dụng hệ số rủi ro là 100%. Các khoản cho vay đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà tổng số tiền từ 4 tỷ đồng trở lên sẽ áp dụng hệ số rủi ro là 150%.
Theo đánh giá của Tiến sĩ kinh tế Đinh Thế Hiển, việc điều hành thị trường vốn trong vài năm qua đã nhịp nhàng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước; các giải pháp điều hành không gây bất ngờ cho thị trường BĐS. Các doanh nghiệp BĐS có tầm nhìn tốt sẽ thích nghi được, việc đầu tư kiếm lời trên thị trường BĐS sẽ không còn dễ dàng như trước đây.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Chuyện cắt lỗ của thị trường bất động sản: Chỉ là chiêu trò?
Kinhtedothi - Rất nhiều sản phẩm bất động sản (BĐS) được rao bán tràn lan trên các kênh truyền thông mạng với nội dun...XEM THÊM -
[Graphic] Từ 1/7/2021, người dân khi bán nhà sẽ bị xóa đăng ký thường trú
Kinhtedothi - Từ 1/7/2021, khi Luật Cư trú mới có hiệu lực, người dân khi bán nhà sẽ bị xóa đăng ký thường trú (xóa ...XEM THÊM -
Anlac Green Symphony - Quy hoạch xứng tầm đón đầu xu thế phát triển của phía Tây
Kinhtedothi - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng về một không gian sống sang trọng, tiện nghi và hiện đại, dự án Anlac Gr...XEM THÊM -
[Ý kiến chuyên gia] Năm 2021, phân khúc nào đáng kỳ vọng?
Kinhtedothi - Theo dự đoán của chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, năm 2021, nguồn cung BĐS TP Hồ Chí Minh sẽ dần hồi ph...XEM THÊM -
Doanh nghiệp bất động sản TP Hồ Chí Minh: Đồng loạt bung hàng sau Tết
Kinhtedothi - Vừa kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều DN bất...XEM THÊM -
BRG Diamond Residence - Biểu tượng phong cách sống mới trong giới tinh hoa
Kinhtedothi - Ngoài những nhu cầu mới về phong cách sống, giới tinh hoa ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chốn an cư ...XEM THÊM
-
Cư dân Samsora Premier 105 vui mừng đón nhận sổ hồng ngay sau Tết
Kinhtedothi - Ngày 27/2/2021, tại dự án Samsora Premier 105 (số 105 Chu Văn An, Hà Đông, Hà Nội), chủ đầu tư dự án là Công ty CPĐT Sài Gòn - Hà Nội đã làm lễ trao sổ hồng cho cư dân. Sự kiện diễn...01-03-2021 14:16
-
“Kiềng 3 chân” tạo dựng nên thương hiệu BRGLand
Kinhtedothi - Luôn hướng tới nâng tầm tiêu chuẩn sống của cộng đồng, thực hiện cam kết của một chủ đầu tư BĐS uy tín, và cộng hưởng các giá trị trong hệ sinh thái Tập đoàn BRG chính là 3 chân vững ...01-03-2021 10:54
-
Bản tin tổng hợp Xây dựng - Bất động sản từ ngày 22/2 đến 28/2
Kinhtedothi - Năm 2021, BĐS sẽ dẫn đầu các ngành nghề về thu hút đầu tư, bấp chấp tác động tiêu cực từ Covid-19; BĐS du lịch tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng; Cần đòn bẩy từ chính sách để đa dạn...28-02-2021 16:17
-
Bộ Xây dựng hỗ trợ Hà Nội thí điểm xây dựng khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn
Kinhtedothi - Trong năm 2021, Bộ Xây dựng sẽ tích cực phối hợp với UBND TP Hà Nội trong việc nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí để lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội độc lập, trong đó có dự án nh...27-02-2021 18:05
-
Tuổi nào không nên xây nhà năm Tân Sửu 2021?
Kinhtedothi - Ra Giêng là thời gian đẹp nhất để khởi công xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên không phải tuổi nào cũng có thể xây được nhà trong năm Tân Sửu 2021.27-02-2021 14:00
- Quá trình lắp ráp robot đào hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có gì đặc biệt
- Ông Phùng Văn Dũng được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội
- Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh trao quyết định tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ
- Hà Nội: Từ đêm 6/3 trời chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất 16 -18 độ
- [Infographic] 10 đơn vị bầu cử tại Hà Nội và số đại biểu Quốc hội được bầu
- Ngày 8/3, những liều vaccine Covid-19 đầu tiên sẽ được tiêm tại Việt Nam
- Sáng 5/3, hoàn thành hạ giải 2 cánh cửa mới, trả lại nguyên trạng cho Di tích Quốc gia đặc biệt đình Tây Đằng
- Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm đối tượng sàm sỡ phụ nữ ở Hồ Tây
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ người nước ngoài bị quấy rối