Sau sự cố "trái tim quái dị", Hà Nội kiểm tra, yêu cầu di dời tất cả tiểu cảnh không đảm bảo thẩm mỹ ở Hồ Gươm
Kinhtedothi - Chiều 11/12, Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Tô Văn Động đã đi kiểm tra trước giờ khai mạc Lễ hội văn hoá dân gian trong đời sống đương đại năm 2020.
Tin liên quan
-
Hà Nội đã tháo dỡ tiểu cảnh trái tim bị nhận xét quái dị ở Hồ Gươm
- [Ảnh] Hồ Gươm lung linh đón Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại năm 2020
- Phố đi bộ Hồ Gươm – Điểm hẹn hấp dẫn dịp cuối tuần
Chiều 11/12, Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Tô Văn Động trực tiếp đi kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội để chuẩn bị tốt cho lễ khai mạc tối nay (11/12). |
Theo đó, tối 10/12, đã xảy ra sự cố mô hình trái tim được kết bằng mây tre đan, có phần đâm ra tua tủa dựng ở Hồ Gươm bị giới họa sĩ và các nhà văn hóa phản ứng dữ dội. Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Tô Văn Động khẳng định mô hình trái tim được dựng tại Hồ Gươm ngày 10/12 là của người dân làng nghề mang tới nhưng không được Ban Tổ chức duyệt nằm trong hệ thống trưng bày của Lễ hội nên đã được yêu cầu di dời ngay sau khi có phản ánh của dư luận.
“Tất cả các gian trưng bày được yêu cầu bảo đảm làm nổi bật giá trị văn hóa, tay nghề của các nghệ nhân làng nghề truyền thống nhưng vẫn đậm tính sáng tạo và tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các gian trưng bày được yêu cầu thực hiện các công tác phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, cung cấp nước sát khuẩn cho người dân và du khách“ - ông Tô Văn Động nói.
Theo kế hoạch, Lễ hội văn hoá dân gian trong đời sống đương đại năm 2020 sẽ được khai mạc vào lúc 20 giừo tối nay (11/12) gồm 3 khu trưng bày:
1. Khu vực trưng bày và giới thiệu sản phẩm thủ công, mỹ nghệ có tính thiết kế sáng tạo
Giới thiệu các làng nghề thủ công truyền thống với sự tham gia của các nghệ nhân làng nghề trình diễn quy trình thực hành và giới thiệu các sản phẩm nghề thủ công truyền thống có thiết kế sáng tạo, đang được gìn giữ phát huy giá trị trong đương đại. Gồm: Nghề đúc đồng Ngũ Xã (quận Ba Đình), Dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông); Đậu bạc Định Công (Hoàng Mai); Dệt tơ tằm, tơ sen Phùng Xá (huyện Mỹ Đức); Khải trai, sơn mài Chuyên Mỹ, Đan cỏ Tế Phú Túc (huyện Phú Xuyên); Nón lá Vĩnh Thịnh, Đúc đồng Trường Tâm (huyện Thanh Trì); Quạt giấy, Mộc Chàng Sơn, mây tre giang đan, chuồn chuồn tre Thạch Xá (huyện Thạch Thất); Xương sừng Thuỵ Ứng, sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín); Làm hương đen thôn Xá Cầu, Áo dài Trạch Xá, Nhạc cụ dân tộc (huyện Ứng Hoà)...
Du khách tham quan sớm tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. |
2. Không gian mỹ thuật dân gian trong đời sống đương đại
Giới thiệu các loại hình văn hoá dân gian giàu giá trị về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, đồng thời thể hiện những nỗ lực của chính quyền và người dân trong việc bảo tồn, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống như Nghệ thuật nặn Tò he Xuân La; các sản phẩm thủ công như: Mây tre đan, làm quạt giấy, làm nón lá; các sản phẩm mang đậm yếu tố đương đại như dòng tranh mới được ghép từ các mảnh lụa, vải,...; Khu vực giới thiệu hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống Đình Làng Việt; Khu vực giới thiệu không gian giao lưu, trải nghiệm văn hóa về Làng... Toàn bộ không gian được thiết kế sáng tạo giúp du khách trải nghiệm và thực hành cùng các nghệ nhân.
3. Trình diễn di sản văn hoá phi vật thể trong đời sống đương đại
Giới thiệu về các loại hình di sản văn hoá phi vật thể Hà Nội và trình diễn di sản văn hoá phi vật thể do các nghệ nhân tại Hà Nội trình diễn như: Hát ca trù, Hát ví, hát dô (huyện Quốc Oai), Hát chèo Tàu (huyện Đan Phượng), Hát trống quân (huyện Phúc Thọ), Hát xẩm, múa rối cạn Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức), Múa công chiêng của người Mường (huyện Thạch Thất),...
Lễ hội này được tổ chức với mong muốn tôn vinh và giới thiệu tới người dân Hà Nội và du khách về văn hoá dân gian, di sản văn hoá Thủ đô trong đời sống đương đại. Đây là hoạt động thiết thực góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân gian truyền thống trong xã hội đương đại, nhằm thực hiện cam kết của TP Hà Nội tham gia mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO.
Với tinh thần trên, Hà Nội sẽ vừa làm, vừa lắng nghe ý kiến đóng góp của Nhân dân và các chuyên gia, nhà văn hóa, để làm sao có được những sự kiện văn hóa tinh thần đặc sắc nhất cho người dân và du khách.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
sau sự cố
tiểu cảnh trái tim
bị nhận xét quái dị
Hồ Gươm
di dời
Tất cả
mô hình
không đảm bảo
thẩm mỹ
-
“Trở về giữa yêu thương” (phần 2) tập 4: Chị chồng, nàng dâu cãi vã
Kinhtedothi – Vì Thu đuổi người giúp việc, Yến tỏ ra không hài lòng và to tiếng với chị.XEM THÊM -
Không tổ chức trực tuyến Ngày Thơ Việt Nam
Kinhtedothi – 2 năm liên tiếp, Ngày Thơ Việt Nam thường được tổ chức ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám bị hoãn. Chủ tịch Hội ...XEM THÊM -
[Ảnh] Hà Nội: Ngỡ ngàng với vẻ đẹp hoa sưa nở trắng khắp phố phường
Kinhtedothi - Những chùm hoa sưa trắng tinh nở trắng trời trên các ngõ phố của Hà Nội khiến nhiều người mê mẩn.XEM THÊM -
"Hướng dương ngược nắng" lại khiến khán giả dậy sóng
Kinhtedothi - Trong "Hướng dương ngược nắng" tập 33 vừa lên sóng tối 25/2, phân đoạn đáng chú ý và cũng là tình tiết ...XEM THÊM -
[Ảnh] Văn Hậu tham gia hiến máu tình nguyện: "Hãy cứ hiến máu đi, đừng sợ Covid-19"
Kinhtedothi - Sáng 25/2, hậu vệ Đoàn Văn Hậu của Hà Nội FC đã tham gia chương trình hiến máu tình nguyện tại Viện Huy...XEM THÊM -
FLCHomes trao giải thưởng Hole-in-one 10 tỷ đồng cho golfer Nguyễn Thanh Anh
Kinhtedothi - Sáng ngày 24/2/2021, lễ trao giải thưởng Hole-in-one (HIO) lên tới 10 tỷ đồng dành cho golfer xuất sắc ...XEM THÊM
-
Sứ mệnh chung đối với bóng đá Việt
Kinhtedothi-Năm 2001, bầu Hưng bỏ ra 150 tỷ đồng- con số khổng lồ ở thời ấy để xây trung tâm bóng đá Thành Long để thỏa mãn đam mê. Năm 2006, bầu Đức chặt 5ha cao su (trị giá khoảng bình quân 300 ...25-02-2021 11:26
-
Phát tâm cúng dường qua ví điện tử: Có giảm tính thiêng của đức Phật?
Kinhtedothi - Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã chính thức lên tiếng khẳng định Giáo hội có chủ trương thử nghiệm cho các phật tử phát tâm công đức cho nhà chùa qua ví điện tử Momo.25-02-2021 09:32
-
VFF “đau đầu” xếp lịch thi đấu
Kinhtedothi-Việc đội tuyển Việt Nam cần có 3 tuần tập trung chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 và Viettel đá vòng bảng AFC Champions League đã khiến cho VFF và VPF đau đầu tìm ra phương án tối ưu.25-02-2021 09:02
-
Những lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng để cầu bình an, may mắn
Kinhtedothi - Với người Việt, Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là ngày quan trọng dịp đầu năm mới. Người xưa vẫn có câu: ''Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng''.25-02-2021 06:46
-
Gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng đơn giản, đầy đủ, đẹp mắt
Kinhtedothi - Dù giàu hay nghèo thì đến ngày Rằm tháng Giêng, mỗi một gia đình đều chuẩn bị một mâm cỗ cúng rằm tươm tất để mong một năm tốt lành.25-02-2021 06:27
- Đã khắc phục xong 2 tuyến cáp quang biển APG, IA
- Hơn 8.300 xe ô tô nhập khẩu trong tháng 1/2021
- Các địa phương có dịch Covid-19 có thể tổ chức hiệp thương trực tuyến
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ sở, ngành
- Ngày 14/3, người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV phải hoàn thành nộp hồ sơ
- [Ảnh] Vaccine Nanocovax ngừa Covid-19 được tiêm cho các tình nguyện viên ở giai đoạn 2
- Thu Duc House chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền thuế: Vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng
- Phim Việt rục rịch trở lại rạp
- Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân