Sau thượng đỉnh, Ngoại trưởng Mỹ điều trần, Nga có thể bị tăng trừng phạt

Lan Hương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nghị sĩ Mỹ cho biết đang tìm kiếm biện pháp trừng phạt Nga nặng hơn trong khi Ngoại trưởng Mỹ cũng được yêu cầu điều trần vào tuần tới sau thượng đỉnh Nga - Mỹ.

Một số nghị sĩ từ cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều ủng hộ trừng phạt nặng hơn đối với Nga. Người Phát ngôn của Hạ viện Paul Ryan cho biết Hạ viện có thể xem xét các lệnh trừng phạt mới dành cho Moscow.
 Tổng thống Mỹ thừa nhận nói nhầm trong buổi họp báo với Tổng thống Nga Putin.
Năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật trừng phạt nhắm vào Nga liên quan đến cáo buộc can thiệp bầu cử với tỷ lệ áp đảo. Hồi tháng 4, trong một động thái cứng rắn nhất của Washington, Bộ Tài chính Mỹ cũng áp đặt lệnh trừng phạt với các quan chức Nga.
Một số nghị sĩ cũng đề xuất thông qua nghị quyết bày tỏ sự ủng hộ với cơ quan tình báo Mỹ hoặc tăng chi cho các hoạt động bảo vệ an ninh mạng và ngăn ngừa các cuộc tấn công mạng nhằm vào bầu cử.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại cho biết, lãnh đạo Quốc hội đang tìm kiếm biện pháp đáp trả hiệu quả nhất.
“Chúng tôi đang tìm kiếm cách phù hợp để đáp trả. Thiệt hại tổng thống đã gây ra trong 15 phút tại cuộc họp báo nhiều hơn cả 6 tháng để thông qua nghị quyết”, ông Corker nói.
Ông Corker cho biết, bước đầu tiên là phiên điều trần của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trước Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện vào thứ Tư tuần tới.
Các nghị sĩ đảng Dân chủ cho biết, họ cũng muốn phiên dịch người Mỹ có mặt ở Helsinki điều trần trước Quốc hội về những nội dung trong cuộc gặp riêng giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Putin.
Hôm thứ Ba (17/7), Tổng thống Trump đã phải xoa dịu cơn bão phản đối trong nước liên quan đến việc ông đã không buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải chịu trách nhiệm cho cáo buộc can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Tổng thống Trump cho biết, ông đã nói nhầm trong cuộc họp báo ở Helsinki.
Câu tôi nên nói là: Tôi không có lý do nào cho thấy Nga không làm việc đó (can thiệp bầu cử Mỹ), ông Trump nói. Theo đó, thay vì nói “không làm”, ông Trump lại nói: Tôi không có lý do nào cho thấy Nga làm việc đó (can thiệp bầu cử Mỹ).
Một cuộc khảo sát của Reuters/Ipsos cho thấy, 55% không ủng hộ cách Tổng thống Trump xử lý quan hệ với Nga sau cuộc họp báo ở Phần Lan.
Trump, người đã có cơ hội phản đối công khai Putin trong cuộc họp báo ở Helsinki, thay vào đó ca ngợi lãnh đạo Nga về sự phủ nhận mạnh mẽ và mạnh mẽ của ông về kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ mà nhà nước Nga can thiệp trong cuộc bầu cử.
Đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ cáo buộc ông đứng về phía đối thủ hơn là quốc gia của mình.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần