Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sẽ có 8 thứ tiếng dân tộc thiểu số được đưa vào giảng dạy

Kinhtedothi - Thời gian qua, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số được các bộ ngành, địa phương đặc biệt quan tâm, trong đó có lĩnh vực ngôn ngữ.
 Sắp có thêm 2 thứ tiếng dân tộc thiểu số được đưa vào giảng dạy. Ảnh minh họa.
Theo đó, nhiều địa phương đã chủ động vận dụng sáng tạo giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương cho các học sinh trong các trường học. Điển hình là các hoạt động sưu tầm, biên soạn tài liệu giáo dục văn hóa dân tộc, đưa vào các trò chơi dân gian, lễ hội dân tộc vào trường học…
Đáng chú ý, hiện nay, cả nước đã chính thức triển khai dạy và học 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số (đã có chương trình và sách giáo khoa do Bộ GD & ĐT ban hành) gồm: HMông, Chăm, Khơ Me, Jrai, Ba Na, Ê Đê. Ngoài ra, còn có 2 thứ tiếng là Thái và Mnông đã ban hành chương trình, đang tổ chức thực nghiệm sách khoa và dự kiến sẽ sớm được đưa vào giảng dạy trong các trường học.
Thống kê của Ủy ban Dân tộc cho thấy, việc dạy tiếng dân tộc thiểu số đang được thực hiện tại 23 tỉnh, TP trong cả nước. 715 trường, tương ứng với 4.812 lớp và 113.231 học sinh đang được giảng dạy 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số kể trên.
Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh, giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương, dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở các cơ sở giáo dục vùng dân tộc miền núi được các địa phương rất chú trọng thời gian qua. Nhờ đó, đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, khơi dậy niềm tự hào, tạo hứng thú đến trường cho các em học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đang họp duyệt điểm chuẩn lớp 10

Hà Nội đang họp duyệt điểm chuẩn lớp 10

04 Jul, 09:20 AM

Kinhtedothi – Theo kế hoạch, sáng nay (4/7), Sở GD&ĐT Hà Nội họp duyệt điểm chuẩn lớp 10 năm học 2025 – 2026. Kết quả thi của thí sinh và điểm chuẩn của từng trường sẽ được công bố trong hôm nay.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm chương trình giáo sư thỉnh giảng

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm chương trình giáo sư thỉnh giảng

03 Jul, 06:30 PM

Kinhtedothi - Việc triển khai chương trình giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội là một bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa các chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ