Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sẽ đánh giá lại quy hoạch thủy lợi chống hạn vụ Xuân

Kinhtedothi - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã chỉ đạo như trên tại văn bản thông báo kết luận Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành các đợt lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2019 - 2020 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, vừa được gửi đến các tỉnh, TP, bộ ngành liên quan.
Theo đánh giá chung của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), đầu vụ Đông Xuân 2019 - 2020, do lượng mưa ít và dòng chảy thượng nguồn các dòng sông bị suy giảm nên dung tích trữ các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình ở mức thấp. Tuy nhiên, bằng các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, phối hợp linh hoạt và hiệu quả, 531.200ha diện tích gieo cấy vụ Đông Xuân đảm bảo đủ nước.
Chống hạn vụ Xuân 2020 cơ bản thuận lợi nhờ có lượng mưa bổ sung.
Đặc biệt, tổng lượng nước điều tiết xả của các hồ chứa thủy điện là 2,68 tỷ m3 nước (thấp hơn 1,74 tỷ m3 so với năm 2019) và thời gian lấy nước tổng cộng 3 đợt là 12 ngày (giảm 6 ngày so với kế hoạch).
Bộ NN&PTNT ghi nhận và biểu dương công tác chỉ đạo, điều hành lấy nước của các tỉnh, TP; sự chủ động, cần cù và tích cực của bà con nông dân; sự phối hợp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đã giúp đẩy nhanh tiến độ lấy nước đồng thời tiết kiệm nguồn nước xả các hồ chứa thủy điện.
Để đảm bảo phục vụ sản xuất đồng thời tiết kiệm nguồn nước xả từ các hồ chứa thủy điện, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các đơn vị có liên quan và địa phương có kế hoạch tăng cường, sử dụng hiệu quả nguồn nước hạ du lưu vực sông Hồng bảo đảm cho công trình thủy lợi vận hành cấp nước phụcvụ tưới dưỡng lúa.
Tiếp thu ý kiến của các địa phương, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện điều tiết nước các hồ chứa thủy điện đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời, tiết kiệm nguồn nước trong các năm tiếp theo.
Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, đánh giá lại quy hoạch, quy trình vận hành các hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, giảmthiểu ô nhiễm môi trường.
Đối với Sở NN&PTNT, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi các tỉnh, TP trong khu vực, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị rà soát, đánh giá năng lực công trình thủy lợi lấy nước phụ thuộc vào việc điều tiết từ các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Hồng, đề xuất UBND cấp tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn nâng cấp, sửa chữa, đầu tư xây dựngcác công trình thủy lợi để đảm bảo lấy nước phục vụ sản xuất.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ máy bơm cột nước thấp trong công tácphòng,chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Đồng thời, tiếp tục rà soát các diện tích khó khăn về nguồn nước để có giải pháp công trình hoặc khuyến cáo, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

30 Mar, 06:23 PM

Kinhtedothi – Từ ngày 15/3 – 11/4, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tổ chức 70 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật tại huyện Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ