Sẽ đặt trung tâm chính trị tỉnh Phú Thọ mới tại thành phố Việt Trì
Kinhtedothi - Nơi làm việc của khối cơ quan Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ mới (sau hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình) được bố trí tại trụ sở hiện tại của tỉnh Phú Thọ, TP Việt Trì.
Theo kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân vừa ban hành, UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu trước ngày 26/4 UBND cấp xã, cấp huyện trình HĐND cùng cấp thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Từ ngày 29/4 đến 1/5, đề án hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình sẽ được hoàn thiện để báo cáo Trung ương.

Trung tâm chính trị - hành chính tỉnh Phú Thọ sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình sẽ được đặt tại TP Việt Trì. Ảnh minh họa: Quốc Quân
Việc lựa chọn Phú Thọ là tên gọi tỉnh mới và đặt trung tâm chính trị tại TP Việt Trì được xây dựng trên cơ sở khoa học, thực tiễn và phù hợp với định hướng phát triển vùng. Việc này còn đảm bảo các tiêu chí về lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm kết nối 3 tỉnh (Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hòa Bình), có hạ tầng giao thông đồng bộ, liên kết thuận lợi với vùng Thủ đô và các tỉnh Tây Bắc; điểm trung chuyển quan trọng giữa miền núi và đồng bằng.
Về tổ chức Đảng, tiến hành hợp nhất các đảng bộ 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình thành một đảng bộ tỉnh mới là Đảng bộ tỉnh Phú Thọ. Về tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh...) của 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình cũng sẽ được hợp nhất để thành lập Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ.
Việc thành lập, kiện toàn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh lãnh đạo chủ chốt theo điều lệ của từng tổ chức, hướng dẫn của Trung ương và có đề án riêng.
Về HĐND cấp tỉnh, thực hiện nhập nguyên trạng các cơ quan của HĐND, các ban của HĐND và văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND của 3 tỉnh Phú Thọ - Hòa Bình - Vĩnh Phúc thành HĐND của tỉnh Phú Thọ, khóa XIX, nhiệm kỳ 2021- 2026. Giữ nguyên số lượng đại biểu HĐND 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình cho đến hết nhiệm kỳ theo quy định hiện hành.
Kiện toàn các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và các ban của HĐND theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đảm bảo hoạt động liên tục, hiệu quả.
Về UBND cấp tỉnh, thực hiện kiện toàn tổ chức UBND tỉnh 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình thành UBND tỉnh Phú Thọ mới.
Kiện toàn chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên UBND theo quy định, hướng dẫn của Trung ương. Thực hiện nhập nguyên trạng các sở, ban ngành tương đương của 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình để tổ chức tối đa 14 sở, ban ngành tương đương.
Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.534,6km2, quy mô dân số năm 2023 khoảng 1,53 triệu người. Phú Thọ hiện có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 11 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; 207 xã, phường, thị trấn.
Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.235,2km2, dân số trên 1,2 triệu người. Vĩnh Phúc hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố và 7 huyện; 121 xã, phường, thị trấn.
Tỉnh Hòa Bình có diện tích 4.596,4km², dân số trên 854.000 người, gồm 1 thành phố và 9 huyện; 151 xã, phường, thị trấn.

Vĩnh Phúc: gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiều dự án trọng điểm
Kinhtedothi - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Vĩnh Phúc: quyết định giao 1.056 chỉ tiêu hợp đồng cho ngành giáo dục
Kinhtedothi - Ngày 2/4 tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định giao hơn 1.000 chỉ tiêu hợp đồng cho ngành giáo dục tại địa phương này trong năm 2025.
Đề xuất những điều kiện cần khi thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
Kinhtedothi- Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến dành riêng một chương với 3 điều để quy định về tổ chức đơn vị hành chính (ĐVHC) và thành lập, giải thể, nhập, chia ĐVHC, điều chỉnh địa giới hành chính và đổi tên ĐVHC.