Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Siết chặt tái đàn sau dịch

Kinhtedothi - Cùng với các địa phương trên cả nước, dịch tả lợn châu Phi đang khiến ngành chăn nuôi của Hà Nội bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện, TP đang tập trung chỉ đạo công tác tái đàn lợn có điều kiện nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm về lâu dài.
 Chăn nuôi lợn tại huyện Hoài Đức.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, sau khoảng 10 tháng bùng phát, dịch tả lợn châu Phi đã khiến trên 550.000 con lợn, chiếm khoảng 30% tổng đàn toàn TP bị tiêu hủy, trọng lượng khoảng 38.000 tấn. Với nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trung bình mỗi ngày khoảng 600 tấn, dịch tả châu Phi đã tác động không nhỏ tới nguồn cung thịt lợn cho thị trường Thủ đô.
Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thời gian qua, Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh chăn nuôi gia súc lớn, nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là phát triển đàn gia cầm. Thống kê cho thấy, chỉ trong 10 tháng, tổng đàn gia cầm của Hà Nội đã tăng thêm hơn 2 triệu con. Bên cạnh đó là tiếp tục phối hợp chặt chẽ với 21 tỉnh, TP thực hiện chương trình cung ứng rau thịt cho Thủ đô, trong đó, chú trọng các loại thịt và sản phẩm từ thịt.
Dù vậy, nhận thức việc không thể ngay lập tức thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Thủ đô, để đáp ứng nhu cầu thịt lợn về lâu dài, Hà Nội chủ trương tổ chức tái đàn tại các hộ chăn nuôi đáp ứng đủ điều kiện theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT. Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng, hiện nay, giá thịt lợn đang ở mức cao nên rất nhiều hộ chăn nuôi mong muốn tái đàn. Tuy nhiên, quan điểm của Hà Nội là sẽ không tái đàn ồ ạt, thiếu kiểm soát. Cụ thể hóa chủ trương trên, hiện đã có khoảng 3.500 hộ được phép chăn nuôi lợn trở lại, với tổng đàn khoảng 290.000 con.
Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội bày tỏ lo ngại, bởi thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện 196 hộ thực hiện tái đàn nhưng không khai báo chính quyền, với tổng đàn lợn khoảng 7.500 con. Cùng với xử phạt vi phạm hành chính đối với 196 hộ này với tổng số tiền gần 30 triệu đồng, Sở NN&PTNT Hà Nội đã yêu cầu các hộ này ký cam kết khi không may xảy ra dịch tả lợn châu Phi, sẽ không được nhận kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đối với số lợn bị tiêu hủy.
Toàn TP hiện có 6 quận đã qua 30 ngày không phát sinh dịch tả lợn châu Phi gồm: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Long Biên. Bên cạnh đó, 6 huyện (Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Thanh Trì, Thường Tín, Gia Lâm) đã có trên 80% tổng số xã bị dịch qua 30 ngày.
Theo ông Nguyễn Huy Đăng, thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc tái đàn lợn. Kịp thời phát hiện các hộ nhập đàn, tái đàn không khai báo hoặc điều kiện tái đàn không bảo đảm theo quy định của Bộ NN&PTNT để xử lý nghiêm, nhằm tránh tái đàn lại thành... tái dịch, cũng như hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ