Singapore chia sẻ kinh nghiệm đối phó dịch Covid-19 với Đà Nẵng

Quang Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 1/8, ông Douglas Foo - Ủy viên Bộ Y tế, Chủ tịch Bệnh viện Khoo Teck Puat (bệnh viên công lớn nhất Singapore), đã gửi tài liệu chia sẻ những kinh nghiệm chống dịch Covid-19 của nước này trong thời gian qua cho Đà Nẵng.

Lòng dân
Ông Douglas cho biết, trong thời gian qua với vai trò ủy viên Bộ Y tế và Chủ tịch Bệnh viện Khoo Teck Puat, ông đã cùng chính phủ và nhân dân Singapore đối phó với dịch Covid-19. Vì thế, ông xin được chia sẻ những kinh nghiệm của mình đến với lãnh đạo TP Đà Nẵng.
“Tôi rất mong muốn được chia sẻ trực tiếp với TP Đà Nẵng những kinh nghiệm của Singapore qua một cuộc họp trực tuyến, trong đó chúng ta sẽ cùng trao đổi kinh nghiệm nhiều hơn, và tôi muốn đồng hành cùng với Đà nẵng trong việc đối phó với Covid-19”, ông Douglas Foo cho biết.
Theo chia sẻ kinh nghiệm của Singapore, 2 yếu tố quan trọng nhất để xử lý khủng hoảng Covid-19 là “Lòng dân” và  “Sự sẵn sàng của y tế”.
Trong yếu tố thứ nhất Lòng dân, đầu tiên không được để người dân hoảng loạn. Chính phủ Singapore hành động sớm và luôn cập nhật thông tin để người dân an tâm.
Tiếp đó là những yếu tố tiên quyết khác gồm: Cách ly, truy vết tiếp xúc (Việt Nam đã làm rất tốt việc này). Quy định ngặt nghèo về giãn cách xã hội, kể cả khi đã kết thúc thời gian giãn cách quy định. Hướng dẫn người dân giữ vệ sinh cá nhân. Hướng dẫn người dân thực hiện các quy tắc giao tiếp xã hội an toàn. Tung ra các gói cứu trợ tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
Phát khẩu trang cho người dân Singapore. Nguồn: © Singapore Press Holdings Limited.
“Tuy nhiên, chính phủ phải quyết định cách thức công bố thông tin. Singapore đã chọn cách làm phẳng đường công báo ca lây nhiễm. Mặc dù đã cách ly toàn bộ công nhân, nhưng không xét nghiệm tập trung trong một ngày, không công bố kết quả dồn vào một ngày, mà trải đều ra, để người dân không bị sốc, trong khi đó chính phủ vẫn kịp triển khai các biện pháp an toàn”, tài liệu chia sẻ.
Để xử lý khủng hoảng, Singapore chú trọng xây dựng “Cấu trúc ứng phó khủng hoảng”. Khả năng quản lý khủng hoảng của Singapore là kết quả của việc học hỏi liên tục từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Nhóm Xử lý khủng hoảng nội địa (HCEG) khởi nguồn từ Nhóm điều hành (EG), được thành lập để phối hợp ứng phó giữa các cơ quan an ninh sau vụ cướp phà Laju năm 1974.
Vào ngày 22/1/2020, Singapore đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm đa Bộ ngành (MTF) 1 để quản lý đại dịch Covid-19. Lực lượng này đã kịp thời ứng phó với ca dương tính đầu tiên của Singapore, là một du khách từ Vũ Hán. Cấu trúc ứng phó khủng hoảng, khả năng quản lý khủng hoảng của Singapore là kết quả của việc học hỏi liên tục từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ.  
Minh bạch xây dựng niềm tin với công dân
Khả năng quản lý khủng hoảng của cơ quan dịch vụ công đã cho phép chính phủ đưa ra các biện pháp toàn diện để bảo vệ Singapore. MTF, đồng chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Y tế Gan Kim Yong, và Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Lawrence Wong, đã có thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để giảm rủi ro của các ca nhiễm nhập cảnh và lây nhiễm trong cộng đồng, dựa trên việc thực hiện các biện pháp phù hợp vào đúng thời điểm, căn cứ bằng chứng và chuyên môn.
Chiến lược của MTF là giảm số lượng vụ ca nhiễm càng nhiều càng tốt. Điều này có nghĩa, truy vết tiếp xúc là chìa khóa để giảm nguy cơ lây truyền trong cộng đồng. Bộ Y tế đã làm việc suốt ngày đêm để theo dõi và cách ly những người có tiếp xúc với các trường hợp được xác nhận. Khi các hoạt động truy vết và kiểm dịch tiếp xúc mở rộng hơn, Lực lượng Cảnh sát Singapore (SPF) và Lực lượng Vũ trang Singapore (SAF) đã tham gia cùng với Bộ Y tế (MOH) trong cuộc chiến này. Bộ Phát triển Quốc gia (MND) cũng được đưa vào để chăm sóc cho những người bị cách ly.
Ngay từ đầu, cơ quan MTF đã minh bạch. Cơ quan này đã tổ chức các cuộc họp với truyền thông hàng ngày và kiên trì báo cáo trung thực về các trường hợp Covid-19 ngay cả khi những con số này tăng lên. Sự minh bạch như vậy xây dựng niềm tin với công dân, và niềm tin trải qua những nỗ lực quản lý khủng hoảng.
Bộ Truyền thông và Thông tin (MCI) đã sử dụng các phương tiện truyền thông khác biệt để tiếp cận các đối tượng cụ thể, ngoài các phương tiện truyền thông in ấn và phát sóng truyền thống.
Với sự giúp đỡ của Cơ quan Công nghệ Chính phủ (GovTech ), người Singapore cũng được cập nhật thông tin đầy đủ thông qua các nền tảng nhắn tin như WhatsApp và Telegram, cũng như Info Bot chuyên dụng tóm tắt thông tin Covid-19 trên các trang web của chính phủ. MCI cũng đã sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Tik Tok cũng như Bảng hiển thị kỹ thuật số trong thang máy HDB.
Đạo luật chống các hành vi sai trái và thao túng trên internet (POFMA) đã cung cấp khuôn khổ pháp lý để dập tắt tin tức giả mạo. Những nỗ lực này đã thiết lập uy tín của chính phủ như một nguồn thông tin đáng tin cậy trong cuộc khủng hoảng.
Ứng phó bằng trái tim
Bất chấp rủi ro của các ca nhiễm nhập cảnh, MTF đã quyết định đưa người Singapore từ nước ngoài hồi hương an toàn. Khi các TP của Trung Quốc bắt đầu phong tỏa, Bộ Ngoại giao (MFA) đã sơ tán người Singapore mắc kẹt tại Trung Quốc. Khi người Singapore ở nước ngoài có nguy cơ bị mắc kẹt khi châu Âu, Hoa Kỳ và các nước trên thế giới đóng cửa biên giới, MFA đã làm việc với chính quyền địa phương để đưa người Singapore về nước. Những người trở về sau đó đã được cách ly để bảo vệ những người thân của họ và giảm thiểu nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
MTF đã đảm bảo người Singapore có khẩu trang có thể tái sử dụng, khi sự lây lan trong cộng đồng tăng lên và WHO bắt đầu khuyến cáo việc đeo khẩu trang rộng rãi. Đến tháng 4, số ca nhiễm cộng đồng tăng lên 54; tổng số ca nhiễm chạm mốc 1.000; 4 người đã tử vong, Thủ tướng đã công bố một biện pháp ngắt mạch để thắt chặt các biện pháp ngăn chặn, đưa ra bằng chứng về việc lây nhiễm không có triệu chứng.
Để đảm bảo rằng người Singapore có sự bảo vệ cần thiết, MTF ngay lập tức chuyển sang cung cấp cho mỗi người dân Singapore một khẩu trang có thể tái sử dụng.
Các nhân viên của Sở Công vụ đã đảm nhận vai trò các đại sứ nhắc nhở người dân Singapore có trách nhiệm với xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Sự chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở y tế
Singapore chuẩn bị cơ sở y tế rất sớm để đối phó dịch bệnh. Từ khi số lượng người mắc bệnh còn rất ít, chính phủ đã ra lệnh các bệnh viện không được tiếp nhận bệnh nhân nước ngoài.
Các bệnh viện cũng chuyển bệnh nhân nhẹ về hoặc xuống các cơ sở cấp dưới khi bệnh không cấp thiết, để trống giường bệnh đề phòng có bệnh nhân Covid. Rất nhiều cơ sở y tế cộng đồng được xây dựng nhanh để chuyển các bệnh nhân Covid nhẹ đến chăm sóc.
Triển lãm hay các công trình phúc lợi khác đã được chuyển thành cơ sở y tế công cộng. Cơ sở y tế công cộng mới cũng được dựng dọc các bãi biển. Máy móc và thuốc cũng được chuẩn bị sẵn sàng trước.
Lực lượng đặc nhiệm đa bộ ngành có một chiến lược y tế toàn diện để đảm bảo rằng những người bị nhiễm Covid-19 được điều trị y tế nhanh chóng và chất lượng.  

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần