Singapore đối mặt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi độc lập

Thu Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bộ Thương mại Singapore ngày 26/5 dự đoán nền kinh tế quốc gia có thể thu hẹp tới 7% - mức độ chưa từng thấy kể từ khi quốc gia này giành được độc lập.

Singapore đang tìm cách từ từ mở cửa trở lại nền kinh tế bắt đầu từ ngày 2/6 tới. 
Khi nền kinh tế có dấu hiệu chậm phục hồi giữa những lo ngại về làn sóng tương lai của đại dịch, Chính phủ Singapore dự kiến tổng sản phẩm trong nước (GDP) sẽ giảm xuống từ -7% đến -4% trong năm nay, giảm so với dự báo trước đó từ -4% đến -1% trong tháng 3.
Nền kinh tế 354 tỷ USD của Singapore - thường được xem như một chỉ số về tăng trưởng kinh tế của châu Á - lần cuối cùng trải qua một cơn suy thoái vào năm 2001, khi tăng trưởng giảm 1,1% sau hậu quả của vụ phá sản các công ty công nghệ lớn.
Phạm vi dự báo mới nhất khiến đất nước rơi vào suy thoái tồi tệ nhất kể từ khi mức giảm 3,2% mà nước này trải qua vào năm 1964, một năm trước khi tách khỏi Malaysia để trở thành một quốc gia độc lập.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, nó đã giảm 2,2%. Năm 2009 - ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính lớn - nền kinh tế của đất nước này đã tăng 0,1% mặc dù dự báo chính thức nằm trong khoảng từ -9% đến -6%.
Các số liệu được công bố vào thứ 3 cho thấy nền kinh tế đã giảm 0,7% trong quý I, từ tháng 1 đến tháng 3, một sự điều chỉnh tăng so với các ước tính nhanh trước đó đã đưa ra con số này ở mức -2,2% mỗi năm.
Bộ Thương mại và Công nghiệp trong một tuyên bố cho biết: “Vẫn còn những bất ổn đáng kể trong nền kinh tế toàn cầu. Trước tiên phải kể đến rủi ro bởi các làn sóng lây nhiễm tiếp theo ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và khu vực đồng euro có thể làm gián đoạn thêm hoạt động kinh tế”.
“Đặc biệt, nếu các bệnh truyền nhiễm bắt đầu gia tăng và các biện pháp nghiêm ngặt như phong tỏa và hạn chế di chuyển được xem xét lại, thì sự suy thoái ở các nền kinh tế này có thể nghiêm trọng và kéo dài hơn dự kiến”.
Hôm thứ 3, thông báo được đưa ra khi các quốc gia trên thế giới đối phó với sự sụp đổ kinh tế từ đại dịch Covid-19. Ví dụ như Indonesia đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của quốc gia này vào tháng trước hơn một nửa đến 2,3%, trong khi Thái Lan cắt giảm dự báo chính thức xuống -6% đến -5%.
Singapore, nơi có hơn 31.000 ca Covid-19, đang tìm cách từ từ mở cửa trở lại nền kinh tế bắt đầu từ ngày 02/06, mặc dù các bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng, hầu hết các lao động nhập cư có mức lương thấp sống trong ký túc xá. Chính phủ đã bị “ngắt mạch” một phần kể từ ngày 07/04, hầu hết các trường học và nơi làm việc đều đóng cửa.
Nhà chức trách cho biết khi mở cửa lại các hoạt động kinh tế sẽ thận trọng, với nhóm công nhân đầu tiên từ các lĩnh vực quan trọng, có rủi ro thấp, như những ngành sản xuất, tài chính và bảo hiểm, cũng như vận chuyển và lưu trữ. Điều này dự kiến sẽ mất một vài tuần, và giai đoạn thứ hai sẽ mất vài tháng, chứng kiến nhiều hạn chế hơn đối với các hoạt động xã hội được nới lỏng.
Các nhà phân tích cho biết sự suy giảm trong quý thứ hai sẽ đặc biệt nghiêm trọng. Các lĩnh vực chính như du lịch, sản xuất và điện tử bán lẻ đã chậm lại trong khi hầu hết các doanh nghiệp được lệnh đình chỉ công việc.
Chính phủ cho biết chỉ có khoảng 15% trong số 2,4 triệu công nhân của đất nước vẫn đang đi làm trong bối cảnh các biện pháp thắt chặt. Trong các lĩnh vực như dịch vụ tài chính và bảo hiểm - chiếm 13,9% nền kinh tế - hầu hết nhân viên đều làm việc tại nhà.
Các nhà phân tích nói rằng sự suy thoái của Singapore trong quý II sẽ đặc biệt nghiêm trọng. 
Selina Ling - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chiến lược ngân hàng của Ngân hàng OCBC, đã dự đoán một cơn suy thoái trong tháng 4 đến tháng 6. Cố vấn cấp cao của Ngân hàng HL, Jeff Ng dự báo mức giảm 20% trong cùng kỳ.
Dữ liệu hôm thứ 3 cho thấy lĩnh vực sản xuất của quốc gia này đã tăng 6,6% trong quý đầu tiên so với năm ngoái, đặc biệt là lĩnh vực y sinh.
Bộ Thương mại trong tuyên bố của mình đã xác định lĩnh vực sản xuất y sinh là một trong số các nhóm có khả năng phục hồi trong nền kinh tế Singapore, đồng thời cho biết ngành này sẽ tiếp tục mở rộng bởi sản xuất dược phẩm và sinh học được hỗ trợ.
Họ nói rằng các lĩnh vực hướng ra bên ngoài, những khu vực như sản xuất, thương mại bán buôn, vận chuyển và lưu trữ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự suy thoái kinh tế. Các ngành kỹ thuật xây dựng và hàng hải đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng thiếu nhân lực do sự lây nhiễm Covid-19 lan rộng trong ký túc xá của những công nhân nhập cư.
Ling, nhà phân tích OCBC, cho biết: “Triển vọng cho lĩnh vực dịch vụ lưu trú và thực phẩm cũng ảm đạm. Khu vực này đã giảm 23,8% trong quý I, so với mức tăng trưởng 2,5% trong quý trước”.
Tăng trưởng GDP có thể không quay trở lại tại quốc gia này cho đến quý IV năm 2020, nhưng quý II có khả năng đánh dấu sự suy thoái và quý III sẽ chứng kiến sự cải thiện tuần tự khiêm tốn.