Sơ cứu cơ động - giảm thương vong tai nạn giao thông

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mỗi năm có hơn một triệu người thiệt mạng hoặc phải mang thương tật suốt đời vì TNGT. Điều đáng nói là, một trong những nguyên nhân gây tử vong, di chứng cho nạn nhân trong các vụ TNGT là do không được sơ cứu kịp thời, hoặc chưa đúng cách.

Góp phần giảm thiểu hậu quả do TNGT gây ra. Thiết nghĩ trên mỗi tuyến đường, nhất là các "điểm đen" cần có một đội sơ cứu ban đầu cho nạn nhân trước khi chuyển đến các cơ sở y tế.

Tỷ lệ thương vong do thiếu sơ cứu cao

Thực tế hiện nay, khi TNGT xảy ra, hầu hết các nạn nhân thường được chuyển thẳng đến các cơ sở y tế, bệnh viện mà không được sơ cứu ban đầu. Hoặc nếu được sơ cứu thì chất lượng cũng rất thấp. Nhưng đáng tiếc nhất là nhiều nạn nhân TNGT bị chết oan do không được sơ cứu, sơ cứu không đúng cách. Theo báo cáo nghiên cứu của bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trên hơn 300.000 bệnh án nạn nhân nhập viện vì TNGT, chỉ có 5 - 10% bệnh nhân được sơ cứu tại chỗ nhưng hơn 50% số đó sơ cứu sai kỹ thuật, vận chuyển tới viện thiếu an toàn; 51% nạn nhân ở Hà Nội và 55% ở Huế được chuyển đến viện bằng xe máy. Rất nhiều trường hợp thương tật nặng hơn hoặc bị tử vong trong quá trình vận chuyển đến viện.
Sơ cứu nạn nhân TNGT.  (Ảnh  minh họa)
Sơ cứu nạn nhân TNGT. (Ảnh minh họa)
"Nhiều vụ TNGT nạn nhân tử vong chỉ vì nguyên nhân rất đơn giản là không được khai thông đường thở do bị vướng mũ bảo hiểm ở cổ, mũi. Hay bị cắt bỏ chân tay, liệt, di chứng cột sống, sống thực vật… do thiếu kỹ thuật sơ cứu, di chuyển nạn nhân. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với việc nạn nhân không được đưa đến viện kịp thời" - bác sĩ chuyên khoa I, khoa Cấp cứu Bệnh viện Hà Đông Đỗ Hữu Nghị cho biết.

Cần thiết lập đội sơ cứu cơ động

Các hình thức sơ cấp cứu ban đầu tại hiện trường rất quan trọng, thậm chí là cơ sở quyết định sự sống
Liên quan đến quan đến vấn đề cấp cứu nạn nhân ngay tại hiện trường, cần phải thực hiện đúng trình tự ưu tiên: Bước 1: Thông đường thở (tránh gây thêm thương tổn cho cột sống cổ). Bước 2: Kiểm soát và hỗ trợ hô hấp. Bước 3: Kiểm soát và hỗ trợ tuần hoàn. Bước 4: Kiểm tra, xác định khả năng thần kinh (chủ yếu là vận động) và mức độ tỉnh táo của nạn nhân.  Bước 5: Giải phóng nạn nhân khỏi các vật đè ép xung quanh.
chết của nạn nhân. Do đó, cần tuyên truyền sâu rộng, phổ biến những kiến thức, kỹ năng cơ bản về sơ cứu nạn nhân cho mọi đối tượng, lứa tuổi trong xã hội. Đặc biệt, để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các rủi ro, thương vong khi xảy ra TNGT, cần có những đội sơ cứu cơ động trên các tuyến đường, nhất là tại các điểm đen về TNGT.

Đội sơ cứu này cần được đầu tư trang bị các dụng cụ y tế cần thiết, có người thường xuyên túc trực để kịp thời sơ cứu, hỗ trợ người bị TNGT, góp phần hạn chế ùn tắc giao thông. Đồng thời thường xuyên tập huấn nâng cao kỹ năng.

Thiết lập một hệ thống thông tin liên lạc, ghi chú ở vị trí thuận lợi, dễ nhìn thấy. Tuyên truyền số của đường dây nóng các trạm sơ cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng, người dân, để đội kịp thời nhận được thông tin, nhanh chóng đến địa điểm xảy ra TNGT sơ cứu cho nạn nhân.

Kết hợp chặt chẽ với các đơn vị, lực lượng chức năng như CSGT, công an phường xã, trạm y tế phường xã… cùng bảo vệ hiện trường, phân luồng giao thông tránh gây ùn tắc; bảo vệ tài sản của người bị nạn và cứu chữa kịp thời cho người bị nạn.

Đặc biệt, với các đội sơ cứu tại chỗ không hạn chế đối tượng tham gia. Có thể là Bí thư Chi đoàn xã, phường; đoàn thanh niên công an, đoàn viên tại các trạm y tế, bệnh viện, hội viên hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ các cấp, thanh niên, sinh viên tình nguyện… Tập hợp phân chia thành các đội, nhóm, được tập huấn kỹ năng sơ cứu và trang bị những thiết bị, dụng cụ y tế cứu chữa cơ bản. Từ đó, nhân rộng mô hình, tăng số lượng các đội sơ cứu nạn nhân. Nguy cơ tử vong, dị tật vì TNGT cũng sẽ được giảm thiểu tối đa.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần