Số người chết trong thảm kịch sập cầu ở Italia tăng cao, nguy cơ được cảnh báo từ năm 2016

Nguyễn Phương (Theo AP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thủ tướng Italia Giuseppe Conte cho biết ít nhất 26 người đã thiệt mạng và 15 người khác bị thương sau vụ sập cầu đường cao tốc tại TP Genoa, miền Bắc Italia.

Theo giới chức Italia, nhiều người khác còn mất tích trong đống đổ nát sau vụ sập cầu sáng 14/9 tại TP Genoa.
 Hiện trường vụ sập cầu trên đường cao tốc ở TP Genoa, Italia
Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini nói rằng khoảng 200 lính cứu hỏa được huy động đến hiện trường hoạt động xuyên đêm để tìm kiếm những người sống sót. Nhiều đội cứu hộ từ nhiều nơi trên thế giới, được trang bị chó nghiệp vụ, cũng đang đổ về TP Genoa để trợ giúp chính quyền địa phương trong việc tìm kiếm các nạn nhân.
Ngoài nỗ lực nhanh chóng tìm kiếm các nạn nhân, lực lượng cứu hộ nói với hãng tin AP của Mỹ rằng hiện đang lo ngại nguy cơ rò rỉ khí ga do địa điểm sập cầu nằm ngay tại một nhà máy công nghiệp.
Con số nạn nhân được dự đoán chắc chắn sẽ còn tăng cao do vụ sập cầu đã để lại một hiện trường hàng nghìn tấn bê tông và theo các nhân chứng, vào thời điểm sập cầu có tương đối nhiều các phương tiện đang lưu thông trên cầu.
Theo trang ANSA, có ít nhất 4 người đã được cứu sống từ đống đổ nát. Nhân viên cứu hỏa cho biết họ đang lo ngại các đường khí đốt trong khu vực có thể bị ảnh hưởng.
 Thủ tướng Italia Giuseppe Conte có mặt tại hiện trường để chỉ đạo việc cứu hộ.
Thủ tướng Conte đã ngay lập tức đến Genoa trong chiều 14/8 để chỉ đạo công tác cứu hộ. Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini khẳng định chính quyền Italia sẽ làm đến cùng để đưa những người có trách nhiệm trong bi kịch này ra ánh sáng.
Nguyên nhân vụ sập cầu hiện chưa được xác định. Trong một diễn biến mới nhất, các dấu hiệu bất ổn liên quan đến cầu Morandi tại Genoa đã được cảnh báo từ năm 2016. Ở thời điểm đó, Antonio Brencich - Giáo sư khoa Công trình của trường Đại học Genoa - đã cảnh báo là cầu Morandi có nhiều lỗi thiết kế, đặc biệt liên quan đền phần bê-tông làm trụ cầu.
Theo Giáo sư Brencich, chi phí bảo trì cây cầu còn tốn kém hơn việc xây một cây cầu mới. "Cầu Morandi đượccoi  là một kiệt tác của kỹ thuật, song trên thực tế nó là một sự thất bại. Không sớm thì muộn nó sẽ phải được thay thế. Tôi không biết là khi nào việc này sẽ được thực hiện", ông Brencich nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Italia Primocanale.it.
Tuy nhiên, các cảnh báo đã bị bỏ qua, bất chấp thực tế là chính quyền địa phương tại Genoa phải chi một khoản tiền bảo dưỡng thường xuyên cho cây cầu cao hơn cả chi phí xây dựng cây cầu.
Cầu cao tốc này có tên Ponte Morandi được xây dựng năm 1968, nhưng buộc phải đóng cửa vào năm 2016 để sửa chữa.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần