Sơn mài Duyên Thái

Trịnh Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Làng Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, là nơi có nghề sơn mài cổ truyền hằng trăm năm nổi tiếng của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.

Đĩa tròn có cốt bằng giấy, được thếp bạc bằng tay.
Xưa, làng Hạ Thái chủ yếu là làm những sản phẩm có cốt bằng gỗ, mây, tre và thường dùng sơn then, cánh kiến sơn son và quì vàng, quì bạc, tạo màu. Qua nhiều công đoạn để sản xuất tùy từng loại sản phẩm, độc đáo nhất là phải mài mòn bằng thủ công với nước rất công phu mới nhìn thấy các nét vẽ chìm nổi tinh tế vừa đẹp, vừa bóng, vừa bền. Ngày nay do nhu cầu cao của thị trường và có những đóng góp sáng tạo của ngành hội họa, cốt của sản phẩm thêm đa dạng như gốm, sứ, com-pô-dít,  giấy và các họa tiết trên mặt sản phẩm có thể dùng thêm sơn màu hóa học, xà cừ, vỏ trứng... làm cho màu sắc phong phú hơn.
 Anh Trần Văn Việt với lọ lộc bình có cốt tre uốn và thếp vàng .
Thăm cơ sở Duyên Thái của anh Trần Văn Việt ở làng Hạ Thái, anh cho biết, trước kia anh đi theo mẹ học nghề khi địa phương còn tổ chức hợp tác xã. Khi anh thành nghề cũng là lúc hợp tác xã giải tán. Anh đi làm thuê và nhận làm gia công cho nhiều cơ sở khác, anh học thêm được những bí quyết sản xuất ra những sản phẩm cấp cao.
Mặt hàng của cơ sở Duyên Thái rất đa dạng, chủ yếu là  các loại tranh, khay, đĩa, bình hoa, vật trang trí nội thất,  hộp đựng đồ trang sức của phụ nữ... làm theo  đơn đặt hàng, trị giá hằng năm trung bình từ 3 đến 5 tỷ đồng.
Một số hình ảnh về làng nghề sơn mài:
 Dùng vòi phun để phun sơn, vừa nhanh vừa có sản phẩm mịn.

 Mài nước sản phẩm khay đựng chén trà. 
 Các sản phẩm sơ mài.
 
 
 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần