Sông Hồng bồi đắp văn hóa người Hà Nội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trải qua một ngày khám phá sông Hồng đã cho tôi hết cảm xúc này đến cảm nhận thú vị khác. Đúng là sông Hồng đã bồi đắp văn hóa tinh thần người Hà Nội, bề dày lịch sử đất nước.

Nối lịch sử với hiện đại
Sông Hồng mờ ảo trong sương.
Sông Hồng mờ ảo trong sương.
Đứng trên bờ nhìn xuống, cảnh đẹp của sông Hồng như thực, như mơ. Nhưng khi đi giữa dòng nước mênh mông nhìn lên đôi bờ xanh thẳm, trong tôi trào dâng cảm xúc tình yêu với quê hương đất nước và liên tưởng đến bài thơ quê hương của Giang Nam. Về một thời chiến tranh đã đi qua có bao người ngã xuống.  Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất. Có một phần xương thịt của em tôi”.
Cầu Long Biên mang giá trị lịch sử trên 100 năm.
Cầu Long Biên mang giá trị lịch sử trên 100 năm.
Sông Hồng bồi đắp văn hóa người Hà Nội - Ảnh 1
Dòng sông Hồng vẫn mang nặng phù sa bồi đắp cho đồng bằng, nhưng còn đó một thời hào hùng của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập suốt chiều dài lịch sử. Chứng tích là cây cầu Long Biên vẫn sừng sững, với thời gian hơn một thế kỷ đã trôi qua.
Cầu Chương Dương đón nắng mặt trởi.
Cầu Chương Dương đón nắng mặt trời.
Cầu Nhật Tân khi hoàng hôn xuống.
Cầu Nhật Tân khi hoàng hôn buông xuống.
Sau cầu Long Biên, trên dòng sông Hồng ngày nay có thêm 6 cây cầu khác, tổng cả thảy 7 cây cầu soi bóng dưới dòng sông, đó là: Long Biên, Chương Dương, Thăng Long, Thanh Trì, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tuy, và cây cầu hiện đại nhất Đông Nam châu Á, đó là cầu dây văng Nhật Tân. 

Chị Bích là nhân viên của Công ty Thăng Long đã nhiều lần dẫn khách đi tham quan trên dòng sông Hồng, nhưng mỗi lần đi lại cho chị một cảm xúc khác. Đây chính là vẻ đẹp tiềm ẩn của dòng sông.
Cầu Vĩnh Tuy
Cầu Vĩnh Tuy trong sương mờ và dòng nước hồng.
Mỗi nhịp cầu bắc qua, tạo cho sông Hồng điểm nhấn đặc biệt. Nơi cổ kính, nơi hiện đại. Mỗi thời điểm mặt trời soi bóng, dòng nước đổi thay tạo ra những sắc thái khác nhau. Chỉ khi đi tàu trên sông mới thấy hết sự lung linh huyền ảo của sông Hồng lúc ánh bình minh, hay hoàng hôn xuống, với mây trắng, nước hồng; nhưng có lúc lại thấy sự trầm mặc khi trời mù, hay màn đêm bắt đầu buông xuống, sông như muốn đưa ta trở về thời kỳ xa xưa. Và khi trải nghiệm qua mỗi thời điểm đó cảm xúc của chúng ta cũng đổi thay lạ thường.

Nối văn hóa những vùng miền

Cùng với những nhịp cầu nối những vùng miền với Thủ đô Hà Nội, sông Hồng ngày nay vẫn làm nhiệm vụ giao thương hàng hóa như vốn có hàng ngàn năm qua. Những con tàu ngược xuôi vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt, kể từ khi có tour du lịch sông Hồng, nhiều người biết đến nhiều hơn về dòng sông trên bến dưới thuyền. 
Dòng sông
Dòng sông trên bến dưới thuyền.
Những ngôi làng bên sông mang đậm truyền thống văn hóa văm minh sông Hồng. Ngoài phát triển sản xuất nông nghiệp, người dân ở 2 bên dòng sông còn phát triển các nghề thủ công truyền thống. Cho đến ngày nay các làng nghề ngày càng phát triển thịnh vượng. Hàng ngày, hàng tuần bến tàu của các làng nghề vẫn đưa đón khách vào thăm quan và mua sắm. 
Các làng quê bên sông Hồng mang đậm nét văn hóa và giá trị lịch sử văn minh sông Hồng.
Các làng quê bên sông Hồng mang đậm nét văn hóa, giá trị lịch sử văn minh sông Hồng với những di tích lịch sử, tín ngưỡng và làng nghề.
xanh thẳm, trong
 
Không chỉ đơn thuần là mua sắm hàng hóa, khách đến với các làng nghề còn được tìm hiểu về văn hóa bản địa, sự hình thành phát triển của làng nghề, gắn với tìn ngưỡng tâm linh đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi làng quê, người dân đất Việt.

Sau mỗi chuyến tàu cập bến, có biết bao sản phẩm làng nghề đi theo du khách đến nhiều miền đất nước trong đó có cả du khách nước ngoài. Theo cùng với du khách là nét văn hóa được lưu truyền từ nơi này sang nơi khác qua những câu chuyện kể.
Du khách tìm hiểu về lịch sử và văn hóa tín ngưỡng tại xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Du khách tìm hiểu về lịch sử và văn hóa tín ngưỡng tại cụm di tích lịch sử xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Chị Nguyễn Thị Thúy Nga, ở Bắc Giang cùng với gia đình đi trải nghiệm bằng tàu trên dòng sông Hồng (tại Hà Nội) chia sẻ: Chuyến đi thật thú vị, ngoài được ngắm cảnh sông buổi sáng mờ ảo trong sương. Đến chiều nắng vàng hòa quện với sóng nước làm dòng sông như dải lụa được dệt bằng nhiều màu. Đặc biệt, chị và mọi người còn được nghe về nét văn hóa độc đáo của những địa phương đặt chân đến. Câu chuyện này chị sẽ nói cho người thân, bạn bè của chị khi về Bắc Giang.
Những sản vạt của các vùng quê được du khách mua sắm.
Những sản vạt của các vùng quê được du khách mua sắm.

Sông Hồng bồi đắp văn hóa người Hà Nội - Ảnh 2

Sông Hồng bồi đắp văn hóa người Hà Nội - Ảnh 3
HIện nay có trên 1 vạn lượt khách đi du lịch trên sông Hồng. Trong đó có khoảng 20% là du khách nước ngoài.

Như vậy, bắt đầu từ bến tàu trên dòng sông Hồng tại Hà Nội, du khách có thể đi bằng tàu thủy đến tham quan nhiều làng quê ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định. Sông Hồng đã trở thành nhịp cầu nối những niềm vui, tình yêu giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương đất nước đến với du khách trong và ngoài nước./.