Start Up và những cơ hội phát triển: Có nhiều lựa chọn để lập nghiệp

Khắc Kiên thực hiện
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với định hướng mới của Đảng và quyết tâm của Chính phủ, làn sóng Start Up hiện đang phát triển mạnh mẽ với mục tiêu trước mắt đến năm 2020 đạt 1 triệu DN hoạt động có hiệu quả.

Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với ông Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp quốc gia xung quanh câu chuyện Start Up.
Biến ý tưởng thành hiện thực
Ông đánh giá thế nào về thực tế hoạt động Start Up?
- Vấn đề là khái niệm Start Up có khoảng 20 năm, bản thân Chương trình Khởi nghiệp quốc gia đã được triển khai đến năm thứ 14. Theo tôi, hiện nay, cái lớn nhất là các DN Start Up tin tưởng vào định hướng của Đảng và Chính phủ về tầng lớp doanh nhân. Bởi, bản thân từ “doanh nhân” mới được khẳng định trong Hiến pháp, vị trí của doanh nhân bây giờ mới được xã hội công nhận và đánh giá cao. Đây là nền tảng vững chắc, tích cực để những DN dám chấp nhận và coi Start Up là một trong những sự lựa chọn khi ra ngoài đời, ra khỏi trường, chứ không phải chỉ là chuyện ra là xin vào một công việc, chức vụ nào trong Nhà nước, xác định Start Up là một trong những sự lựa chọn khi lập nghiệp.
 Gian hàng của doanh nghiệp Start Up tại Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.             Ảnh: Khắc Kiên
Do đó, việc đưa tinh thần Start Up, đưa những từ Start Up đến cộng đồng cũng được coi là thành công rồi. Và tôi nghĩ chắc chắn là những năm tới, thay vì nói khái niệm Start Up sẽ là

Không phải là chuyện phát động, đưa tinh thần Start Up mà kỳ vọng từ tinh thần và những đầu tư của Nhà nước phải tạo được suy nghĩ tích cực về Start Up, để từ suy nghĩ thành lập được DN và Start Up.

Ông Đàm Quang Thắng - Cố vấn cao cấp Chương trình  Khởi nghiệp quốc gia

thực hiện Start Up, biến những ý tưởng thành DN. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, để thực sự khuyến khích DN Start Up và những người Start Up bước vững chãi, tự tin và đam mê với Start Up, yếu tố quan trọng nhất vẫn là xây dựng hình ảnh, niềm tin tích cực, năng lực và kỹ năng để những người Start Up không rủi ro. Lúc đó, nhiều DN sẽ thay đổi tư duy về lập nghiệp, chuyển từ kinh doanh hộ gia đình sang lập DN. Chính vì thế, hiện với Start Up thì các cấp, các ngành, đặc biệt dưới địa phương đều có cơ chế, chính sách, định hướng rất rõ ràng từng ngành nghề cụ thể. Chẳng hạn, Start Up về nông nghiệp cần gì, Start Up về công nghiệp cần gì, Start Up về sáng tạo cần gì... để tập trung nguồn lực hỗ trợ.
Nhưng thực tế, ngân hàng (NH) hiện vẫn coi Start Up nhiều rủi ro nên các DN mới thường khó vay vốn?
- Điều này cũng đúng và dễ hiểu. NH cũng là một DN, cũng phải hoạt động sao cho an toàn nhất, hạn chế mức độ rủi ro nhất. Đầu tư vào DN nhỏ và vừa (DNNVV) rất dễ, hoạt động lâu có thâm niên bền vững, nhưng khi đầu tư vào DN Start Up chưa biết gì, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm và năng lực đều đang thiếu và yếu, đương nhiên mức độ rủi ro cao. Chính vì thế, NH không thể đổi những cái người ta đang làm, cố gắng hoạt động hiệu quả để lấy rủi ro như vậy. Để khuyến khích hơn nữa cho NH tham gia, hỗ trợ DN Start Up, vẫn cần cơ chế chính sách, định hướng từ Chính phủ cho các DN hoạt động về tài chính.
Một DN Start Up để tăng trưởng phải có mức độ rủi ro lớn, nên để đầu tư Start Up cần tách biệt một DNNVV và một DN Start Up. Đây là lý do tại sao các quỹ, các nhà đầu tư tài chính muốn tham gia vào Start Up, vì đầu tư rất ít, chấp nhận rủi ro để có tăng trưởng và lợi nhuận trong thời gian rất ngắn. Còn NH và các tổ chức tài chính thì lại muốn hoạt động an toàn nên mặc dù DN Start Up cần hỗ trợ thật, nhưng phải phụ thuộc vào định hướng, vào từng tình hình cụ thể, từng ngành nghề để đầu tư.
Vậy, việc thành lập các quỹ hỗ trợ sẽ giúp hiệu quả Start Up như thế nào, thưa ông?
- Thực tế, hoạt động quỹ của Việt Nam bị ràng buộc nhiều bởi quy định, tính pháp lý nên đang hạn chế nhiều về các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đây là một trong những lý do các dự án về Start Up sáng tạo, đặc biệt là Start Up tăng trưởng nhanh thường được các công ty nước ngoài đầu tư, nên chất xám chảy ra nước ngoài. Chính vì thế, hiện Nhà nước đang cân nhắc, trong thời gian gần nhất sẽ có quy chế rõ ràng hơn cho các quỹ để đầu tư vào các dự án trong nước, hướng đến là làm sao xác định được tình trạng và rủi ro của các DN Start Up để đưa hoạt động quỹ sát thực, đáp ứng được nhu cầu của DN Start Up.
Để “ép” DN Start Up thì rất khó, nhất là với Start Up truyền thống, vì Start Up sáng tạo trong thời gian ngắn có thể tạo ra doanh thu nhưng Start Up truyền thống là rất khó. Do đó, vấn đề ở chỗ có được sự khuyến khích các quỹ tham gia đồng đều vào lĩnh vực Start Up, không chỉ là Start Up sáng tạo mà tạo cơ chế để người ta nhìn nhận Start Up truyền thống cũng mang tính bền vững, ít rủi ro. Đặc biệt, quan trọng là sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, cùng toàn thể xã hội để hỗ trợ cho Start Up, cũng như có chính sách hỗ trợ về thuế, ưu đãi về vốn để DN đi trước – những người đã thành lập được DNNVV quay lại thực hiện trách nhiệm xã hội, kéo DN Start Up lên.
Lấy lý thuyết “con cua” làm nền tảng
Ông vừa nói DN đi trước hỗ trợ DN Start Up, cụ thể như thế nào?
- Để kéo được thì cái đầu tiên là phải khỏe, để khỏe thì cần rất nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ. Hỗ trợ Start Up là cần thiết, tuy nhiên, việc lớn hơn là cần hỗ trợ DN khỏe, tăng trưởng mạnh, có doanh thu thì mới có cơ sở, điều kiện, năng lực để hỗ trợ DN Start Up. Tôi thấy theo nguyên lý “con cua” như bên Thái Lan rất hay. Tại sao Thái Lan phát triển đồng đều DNNVV, DN Start Up? Đơn giản vì mô hình kinh doanh rất hoàn thiện do được hỗ trợ nhiều. Khi đó sẽ kéo DN Start Up lên, lấy lý thuyết “con cua” làm nền tảng vì một đàn cua thả trong chậu, khi một con cua bò lên thì toàn bộ những con cua ở sau cố gắng dồn sức để đẩy con cua vượt ra khỏi thành chậu hay những rào cản để ra ngoài.
Tuy nhiên, Việt Nam áp dụng ở thời điểm này tương đối khó, nhưng cũng phải định hướng để làm sao các DN có ý thức này, để các DN tự đưa nhau lên, cùng nhau hỗ trợ để hoạt động có hiệu quả nhất. Mô hình hoạt động của Hiệp hội DNNVV TP Hà Nội, tôi tin sẽ mang lại hiệu quả khi đề ra tiêu chí một DN kèm một DN Start Up, gắn kết các DN với nhau, hướng DN tập trung vào ngành nghề chủ đạo. Để làm sao DN đó phát triển lên được, ít nhất là từ ý tưởng phát triển thành DN hoạt động có hiệu quả, vượt qua mốc 5 năm thì sẽ quay lại kéo tiếp DN khác.
Với DN Start Up, ông có lời khuyên gì?
- Các DN Start Up muốn nhiều lắm, khi mới ra ngoài họ muốn tất cả màu hồng, trong 1 - 2 năm đạt được mục tiêu đề ra. Song, DN Start Up gặp nhiều khó khăn, khó khăn về tinh thần, ngại đối đầu với rủi ro, cứ muốn an toàn nhất có thể. Để vượt qua được, có những suy nghĩ tích cực về doanh nhân và Start Up thì phải hỗ trợ họ không chỉ là về tài chính mà đầu tiên là về tinh thần rồi mới đến những vấn đề khác. Chẳng hạn, DN cùng ngành nghề có kinh nghiệm, có cái tâm và đam mê để truyền được nhiệt huyết cho DN Start Up thấy được ý tưởng đó có khả thi không, phân khúc khách hàng như thế nào, hồi trước cũng có ý tưởng như này thì gặp rủi ro, thất bại… Lúc đó có niềm tin rồi thì chắc chắn lại có niềm tin hơn. Như tôi đã nói, quan trọng nhất là ý thức và đam mê, làm sao đưa được tinh thần Start Up biến thành ý thức tốt cho Start Up. Hiện, Start Up bằng mọi giá qua rồi, bây giờ có nhiều sự hỗ trợ khi có ý tưởng Start Up, các bạn có thể vào vườn ươm, lò đào tạo… tìm cơ hội phát triển thành DN bền vững.
Xin cảm ơn ông!

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần