Startup Việt nỗ lực biến nguy thành cơ
Kinhtedothi - Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến hầu hết các DN lao đao, đặc biệt là những startup còn non trẻ. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh khó khăn này, nhiều startup đã nhanh nhạy biến hóa để thích nghi với tình hình mới, biến “nguy” thành “cơ”.
Tin liên quan
-
Startup Việt Nam chuyển đổi thực tiễn, thu hút đầu tư
- Gỡ nút thắt cho startup Việt
- Startup Việt vực dậy như thế nào sau dịch Covid-19
- Quỹ Viet Valley Ventures đầu tư vào 3 startup Việt
- Startup Việt “khát” văn phòng và giải pháp hoàn hảo từ Officetel Vinhomes West Point
- Startup Việt cần được “nhúng” vào trung tâm khởi nghiệp lớn để gọi vốn
- Startup Việt ra biển lớn
Nhận diện thách thức
Nền kinh tế toàn cầu đang phải chống chọi với cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Làn sóng phá sản DN đang diễn ra mạnh mẽ, con số DN Việt Nam giải thể, tạm ngừng hoạt động ghi nhận ở mức kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2020, cả nước có 101,7 nghìn DN tạm dừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Việc DN buộc tạm dừng, chờ phá sản, hoàn tất thủ tục giải thể tăng trong thời điểm hiện nay phản ánh sự khó khăn của điều kiện sản xuất, kinh doanh do tác động của đại dịch Covid-19.
Đối với các DN sản xuất, việc thiếu nguyên liệu đầu vào và bị đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu là một thách thức lớn. Cùng với đó, sức mua của thị trường giảm sút khá mạnh vì người tiêu dùng chỉ mua sắm những thứ thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Nhiều DN và startup trong các lĩnh vực dịch vụ lưu trú, dịch vụ gắn với khách nước ngoài như vận chuyển, tổ chức tour trải nghiệm hay cung cấp các dịch vụ cho hoạt động hội họp, đào tạo... đối mặt với tình trạng không có doanh thu kéo dài. Đứng ở góc độ một startup, CEO Công ty CP AKZ Đinh Đức Thắng cho biết, dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài với nhiều diễn biến phức tạp khó đoán trước. Vì vậy, DN phải đặt mình vào tình huống sống chung với dịch và suy nghĩ xem mình phải làm gì ngay bây giờ. Việc tối ưu chi phí hoạt động là điều kiện rất quan trọng, giúp hạn chế nhiều rủi ro cho DN. Các startup có thể học hỏi mô hình của các nước phương Tây là sử dụng dịch vụ thuê ngoài để chủ động về chi phí, tiết giảm chi phí dành cho nhân sự như dịch vụ kế toán, dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ marketing online… “eDoctor sẽ sớm đưa ra nhiều dịch vụ và sản phẩm mới thích ứng với thị trường hiện tại và tương lai” – CEO AKZ chia sẻ.Nỗ lực vượt khóCông ty CP Trà và Cà phê An Nam là một điển hình trong việc vượt bão dịch thành công. Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển DN của mình, CEO Nguyễn Tiến Thành cho biết, sau khi dịch bùng phát, An Nam đã tìm hiểu về thị trường và nhận thấy thời gian này, nhu cầu mua những sản phẩm tăng cường sức khỏe tăng lên rõ rệt. Bên cạnh sản phẩm truyền thống, công ty đã đẩy mạnh sản xuất các loại trà thảo dược chống cúm và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. An Nam đưa ra 3 sản phẩm trà chủ lực gồm: Trà gừng chanh, trà cam quế, trà gừng bạc hà. Đây đều là những sản phẩm tốt cho hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm. Với ưu điểm thuận lợi khi sử dụng, vị dễ uống nên lập tức được khách hàng đón nhận. Cùng với việc phát triển sản phẩm mới, công ty còn đẩy mạnh bán hàng qua fangage, website, sàn thương mại điện tử… “Nhờ nhanh nhạy chuyển đổi, doanh thu của công ty đã tăng trưởng 30% trong bão dịch” – CEO An Nam chia sẻ.Cũng tìm thấy cơ hội trong đại dịch, thương hiệu thực phẩm Sạch Từ Tâm đã đẩy mạnh bán hàng online. Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sạch Từ Tâm Đinh Thị Hải Yến cho biết: “Là một người kinh doanh thực phẩm nên bản thân tôi không chú trọng nhiều tới công nghệ. Tuy nhiên khi dịch bệnh bùng phát, tôi buộc phải nhìn nhận lại và thay đổi phương thức kinh doanh của mình. Chúng tôi không chỉ trực tiếp bán hàng tại cửa hàng mà còn khai thác thêm mảng online. Nhờ vậy, lượng khách mua hàng online hiện chiếm trên 50% doanh số”.Theo Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DN nhỏ và vừa TP Hà Nội Lê Văn Quân, bản thân những startup non trẻ vốn đã gặp nhiều khó khăn trong việc tạo nguồn thu, nay lại càng khó khăn hơn trong việc cân đối giữa nguồn thu và chi. Nhưng nếu startup chọn chế độ “ngủ đông” hoặc đứng im đợi khủng hoảng kết thúc thì cơ hội cũng mất và nguồn lực cũng cạn. “Covid-19 giống như một phép thử lớn với các DN. Trên thực tế đã chứng minh, DN nào càng linh hoạt về mô hình kinh doanh, càng đa dạng về sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là chủ động chuyển đổi số sớm thì càng đứng vững và vượt qua đại dịch” – ông Quân chia sẻ.
Để hỗ trợ DN vượt qua những khó khăn, ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các gói hỗ trợ như gói hỗ trợ miễn giảm thuế, phí, lệ phí (khoảng 69.300 tỷ đồng) và gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất (khoảng 180.000 tỷ đồng); gói hỗ trợ tiền tệ - tín dụng giá trị ước tính 36.600 tỷ đồng. |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
EVNHANOI: Nhiều công trình nâng cấp, cải tạo lưới điện được triển khai ngay từ đầu năm
Kinhtedothi - Ngay trong những ngày đầu Xuân mới Tân Sửu 2021, các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội ...XEM THÊM -
KĐN tiếp tục Chương trình trồng cây năm 2021 tại Bà Rịa
Kinhtedothi - Tiếp tục Chương trình trồng cây năm 2021 với chủ đề “CHUNG TAY VÌ MÀU XANH TRÊN CÔNG TRÌNH KHÍ”, Đoàn T...XEM THÊM -
BIDV triển khai gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh xuất nhập khẩu
Kinhtedothi- Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, BIDV triển...XEM THÊM -
Danko Group tuyển dụng 300 nhân sự đầu xuân 2021
Kinhtedothi - Coi con người là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, tập trung phát triển nguồn nhân lực tinh nhuệ, thán...XEM THÊM -
Võ Trần Trọng Đồng: Ông chủ salon tóc khởi nghiệp từ gian khó
Kinhtedothi - Võ Trần Trọng Đồng tạo dựng thành công hệ thống salon tóc với các chi nhánh tại TP HCM, Biên Hòa và Vũ...XEM THÊM -
PC Quảng Ngãi: Chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành lưới điện
Kinhtedothi - Thực hiện chủ đề năm 2021 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là “Chuyển đổi số”, ngay từ đầu năm, PC Quảng ...XEM THÊM
-
Tăng hạng ấn tượng, VPBank lọt Top 250 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu
Kinhtedothi - Thứ hạng của VPBank tiếp tục tăng thêm 37 bậc, góp phần đưa ngân hàng này lần đầu tiên lọt danh sách Top 250 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu, đồng thời giữ vững vị trí Ngâ...25-02-2021 12:11
-
Chuyển đổi số là chìa khóa thành công của Vietcombank
Kinhtedothi - Thông qua việc số hóa, Vietcombank có được “chìa khóa” để thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều bất lợi do đại dịch Covid-19 gây ra. Ứng dụng th...25-02-2021 11:50
-
Bí quyết dùng vốn khởi nghiệp của ông chủ BestB
Kinhtedothi - “Những doanh nhân khởi nghiệp thành công hay thất bại không hơn nhau ở số vốn nhiều hay ít, mà hơn nhau ở sự thông minh khi sử dụng vốn khởi nghiệp” – anh Phạm Anh Cường (Cường Stewar...25-02-2021 08:57
-
Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng 3 khu công nghiệp
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng 3 khu công nghiệp.24-02-2021 20:15
-
Lễ giao nhận lô Condensate đầu tiên theo Hợp đồng BCC giữa PV Gas và PVOIL
Kinhtedothi - Ngay trong những ngày làm việc đầu tiên của năm mới Tân Sửu 2021, tại Kho cảng PV GAS Vũng Tàu đã diễn ra Lễ giao nhận lô hàng Condensate đầu tiên theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BC...24-02-2021 17:10
- Thành Nhà Hồ - 10 năm bảo tồn, phát huy giá trị di sản
- Huyện Mê Linh: Nhịp sống trở lại bình thường tại thôn Do Hạ
- HNX tính chuyện nhận một số mã chứng khoán từ HOSE, bổ nhiệm phụ trách Ban điều hành
- Chuyện cảm động của sinh viên trường Y đi chống dịch Covid-19
- Hải Phòng tiếp tục dừng một số hoạt động từ ngày 1/3/2021
- Hà Nội: Rạp chiếu phim vắng hoe giữa mùa cao điểm
- Vụ thịt lợn “bẩn” ở Chương Mỹ: Lực lượng quản lý thị trường nói gì?
- Một số phản ứng không mong muốn khi tiêm vaccine phòng Covid-19: Nhận biết và cách xử trí
- Cầu Giấy sẵn sàng cho học sinh đi học trở lại