Sự kiện kinh tế: Việt Nam muốn là bạn của những người giỏi nhất

Tiến Thành
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việt Nam muốn là bạn của những người giỏi nhất; Kiểm toán toàn bộ tài sản Nhà nước tại Tập đoàn Dầu khí; Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương xử lý cá nhân vi phạm vụ Con Cưng... là nội dung chú ý tuần qua.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam muốn là bạn của những người giỏi nhất

Chiều 13/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018, Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 có chủ đề "Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy: Kết nối và sáng tạo" đã diễn ra, thu hút sự tham dự của trên 1.300 đại biểu là đại diện các DN, tập đoàn hàng đầu thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018.

Đây là lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh kinh doanh được tổ chức bên cạnh diễn đàn chính của WEF. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu tái khẳng định, Việt Nam luôn nhất quán trong việc đề cao thương mại tự do, toàn cầu hoá.

Thủ tướng đánh giá, hiện nay thương mại thế giới đang đứng trước nhiều thử thách, trong đó có sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại, nguy cơ làm xói mòn niềm tin vào xu thế tự do hóa, đe dọa các thể chế thương mại đa phương lẫn song phương.

"Tuy nhiên với niềm tin và sự lạc quan về xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, Việt Nam luôn nhất quán đề cao những lợi ích của thương mại, tự do và nhận thức rõ các cơ hội hợp tác rộng mở với dòng chảy chính là hòa bình, hợp tác và toàn cầu hóa", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đánh giá, WEF ASEAN 2018 đã diễn ra thành công tốt đẹp, tạo nên 1 hình ảnh đẹp trong cộng đồng quốc tế về sự hợp tác hiệu quả giữa Diễn đàn Kinh tế thế giới với Việt Nam và khu vực ASEAN. Đây là cơ hội tuyệt với để các nhà đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư trong khu vực, các DN Việt Nam cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng kết nối sáng tạo để mở ra cơ hội hợp tác mới trong thời đại CMCN 4.0.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều yếu tố bất định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn luôn được duy trì trong top các quốc gia hàng đầu thế giới. Thủ tướng cho biết, hiện Việt Nam đang trở thành 1 trong những công xưởng của thế giới, 1 điểm tựa của các tập đoàn lớn xuyên quốc gia.

Người đứng đầu Chính phủ bày tỏ vui mừng trước sự lớn mạnh của nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân của Việt Nam. Điều này cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam hoàn toàn có thể ươm mầm những DN lớn có khả năng cạnh tranh và hợp tác quốc tế.

Trên nền tảng kinh tế mở và hội nhập, Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với trên 200 nước và vùng lãnh thổ. Nhiều nông sản của Việt Nam giữ vị trí top đầu trên thế giới như lúa gạo, hồ tiêu, cà phê, điều, cá basa, tôm… “Với mỏ vàng nông nghiệp còn chưa được khai thác hết, đây sẽ là tiềm năng thu hút đầu tư và hợp tác rất lớn”, Thủ tướng nói.

Tuy vậy, trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, Thủ tướng cho biết, Chính phủ xác định các DN Việt phải tự nâng cấp mình, cải thiện năng lực quản trị, độ tinh thông trong hoạt động, theo đuổi các giá trị và tầm nhìn dài hạn.

Chính phủ cam kết đóng vai trò kiến tạo phát triển, đồng hành cùng DN trong toàn bộ tiến trình. Về phía nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ mong muốn các tập đoàn quốc tế, DN FDI cởi mở hơn trong chính sách cung ứng của mình, tạo cơ hội nhiều hơn, hỗ trợ cho các DN trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thủ tướng bày tỏ, khi mình tiến lên thì các quốc gia khác cũng tiến lên trong môi trường cạnh tranh toàn cầu; do vậy với ý chí quật cường, niềm tự hào dân tộc, Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn, đặc biệt là phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ hơn để tích lũy quốc lực, nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế và thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực. Thủ tướng khẳng định, thành công của các DN cũng là thành công của Chính phủ.

Việt Nam trong top 18 nền kinh tế đạt hiệu quả

Thông tin được đưa ra trong báo cáo McKinsey công bố hôm 12/9, trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018.

Theo đánh giá,Việt Nam trong top 18 nền kinh tế đạt hiệu quả

Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey ngày 12/9 đã công bố một báo cáo về các nền kinh tế mới nổi trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF ASEAN) 2018.

Theo đó, trong tổng số 71 nền kinh tế được phân tích trong báo cáo, có 18 nền kinh tế- khoảng 25% được đánh giá là “đạt hiệu quả vượt trội hơn”. Trong đó, 7 nền kinh tế đã tăng trưởng GDP bình quân đầu người hơn 3.5% trong vòng 50 năm, từ 1965 đến 2016. Các nền kinh tế này bao gồm: Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan.

Bên cạnh đó, 11 nền kinh tế khác có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, trong khoảng thời gian ngắn hơn, đạt mức 5% mỗi năm trong 20 năm từ 1996 đến 2016 bao gồm Azerbaijan, Belarus, Campuchia, Ethiopia, Ấn Độ, Kazakhstan, Lào, Myanmar, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.

Theo báo cáo, dù có sự khác biệt giữa tính chất và chính sách của các nền kinh tế này, các nền kinh tế vượt trội hơn vẫn có sự tương đồng trong hai yếu tố cơ bản. Một là, có chính sách hỗ trợ tăng trưởng với mục tiêu hình thành một vòng tuần hoàn hiệu quả về năng suất, thu nhập và nhu cầu, từ đó khuyến khích tiết kiệm, đảm bảo sự ổn định, thúc đẩy cạnh tranh và sáng tạo đổi mới.

Hai là, vai trò trọng yếu của các doanh nghiệp lớn, nhưng bị đánh giá thấp, trong việc thúc đẩy năng suất và tăng trưởng. “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy vai trò then chốt của các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP-nhưng vai trò này thường xuyên bị bỏ quên”, theo ông Jonathan Woetzel, Giám đốc Viện Toàn cầu McKinsey Thượng Hải, một trong các tác giả báo cáo cho biết.

Báo cáo cho thấy việc nhân trộng công thức thành công của các nền kinh tế vượt trội cho tất cả các nền kinh tế mới nổi khác có thể đóng góp thêm 11 nghìn tỷ USD cho kinh tế thế giới đến năm 2030, tức là tăng 10% tương đương với quy mô của nền kinh tế Trung Quốc.

Báo cáo cũng ghi nhận rằng làn sóng tăng trưởng toàn cầu tiếp theo có thể được dẫn đầu bởi một nhóm các thị trường mới nổi vượt trội. Các nền kinh tế mũi nhọn mới có thể sẽ nổi lên và tạo được nhiều cơ hội. Đơn cử, việc Trung Quốc dần chuyển hướng từ một nền sản xuất thâm dụng lao động sang sản xuất dựa trên nghiên cứu và phát triển chuyên sâu đang tạo cơ hội cho Ấn Độ, Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi khác, đặc biệt cho hàng hóa sản xuất tại các nước có thu nhập thấp như Indonesia và Uzbekistan.

Nhìn chung, tỷ trọng thương mại hàng hóa sản xuất tại các thị trường mới nổi, giữa các nước đang phát triển với nhau và giữa Trung Quốc với các nước đang phát triển, đã tăng từ 8% năm 1995 lên 20% năm 2016. Động lực tăng trưởng đó sẽ tiếp tục thúc đẩy cơ hội hợp tác thương mại giữa các nước đang phát triển.

Kiểm toán toàn bộ tài sản Nhà nước tại Tập đoàn Dầu khí
Quyết định kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2017 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vừa được công bố mới đây.
Kiểm toán toàn bộ tài sản Nhà nước tại Tập đoàn Dầu khí
Danh sách các đơn vị nằm trong diện kiểm toán lần này gồm có Tập đoàn mẹ - PVN và 7 công ty con khác gồm, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP, Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí và Công ty CP Lọc hoá dầu Bình Sơn.
Theo kế hoạch, đợt kiểm toán lần này sẽ tập trung vào các báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2017 của PVN. Việc kiểm toán này nhằm mục tiêu xác định tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính; đánh giá tính kinh tế, hiệu quả trong quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công… Trên cơ sở đó, kịp thời ngăn chặn, phát hiện hành vi tham nhũng, lãng phí, sai phạm trong công tác quản lý để kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.
Thời gian kiểm toán dự kiến kéo dài trong 60 ngày tại tập đoàn mẹ và 7 doanh nghiệp kể trên. Trong đó sẽ tập trung vào việc kiểm toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, Kiểm toán cũng kiểm tra công tác quản lý tài chính – kế toán, hoạt động đầu tư tài chính, mua bán tài sản, hàng hoá, dịch vụ, việc thực hiện Đề án tái cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là giai đoạn 2016-2020. Trong đó, phạm vi kiểm toán tập trung vào niên độ tài chính năm 2017 và các thời kỳ trước sau có liên quan…
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương xử lý cá nhân vi phạm vụ Con Cưng
Danh sách các đơn vị nằm trong diện kiểm toán lần này gồm có Tập đoàn mẹ - PVN và 7 công ty con khác gồm, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP, Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí và Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương xử lý cá nhân vi phạm vụ Con Cưng.
Theo kế hoạch, đợt kiểm toán lần này sẽ tập trung vào các báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2017 của PVN. Việc kiểm toán này nhằm mục tiêu xác định tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính; đánh giá tính kinh tế, hiệu quả trong quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công… Trên cơ sở đó, kịp thời ngăn chặn, phát hiện hành vi tham nhũng, lãng phí, sai phạm trong công tác quản lý để kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.
Thời gian kiểm toán dự kiến kéo dài trong 60 ngày tại tập đoàn mẹ và 7 doanh nghiệp kể trên. Trong đó sẽ tập trung vào việc kiểm toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, Kiểm toán cũng kiểm tra công tác quản lý tài chính – kế toán, hoạt động đầu tư tài chính, mua bán tài sản, hàng hoá, dịch vụ, việc thực hiện Đề án tái cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là giai đoạn 2016-2020. Trong đó, phạm vi kiểm toán tập trung vào niên độ tài chính năm 2017 và các thời kỳ trước sau có liên quan…
Bộ Thông tin & Truyền thông được giao tăng cường quản lý nhà nước về báo chí, đảm bảo các thông tin truyền tải trung thực, khách quan, không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.
Trước đó, ngay sau kết luận "Con Cưng không vi phạm bán hàng giả như nghi vấn mà chỉ mắc lỗi trong khuyến mãi, thương mại điện tử" được Bộ Công Thương công bố giữa tháng 8, Bộ này đã lập tổ công tác rà soát lại quy trình kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường trong vụ việc.
Trong một báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 gửi cấp có thẩm quyền, cơ quan này cũng nhận định đây là vụ việc vi phạm hành chính với một số vi phạm không nghiêm trọng, trị giá hàng hóa vi phạm nhỏ và mức tiền xử phạt theo quy định chủ yếu về ghi nhãn mác hàng hóa; không có hành vi kinh doanh hàng giả mạo xuất xứ, hàng không rõ nguồn gốc.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, hết tháng 8 Bộ này sẽ công bố về kết quả rà soát quá trình kiểm tra của quản lý thị trường tại Con Cưng. Tuy nhiên, sau nửa tháng hiện kết quả này vẫn chưa được tiết lộ. Ông cũng khẳng định, Bộ này sẽ "làm chi tiết, cẩn thận và đánh giá cụ thể vi phạm nếu có của thành viên đoàn kiểm tra tại Con Cưng".
Hệ thống siêu thị Con Cưng vấp phải nghi vấn gian lận xuất xứ hàng hoá từ khiếu nại của một khách hàng tại TP HCM khi mua một bộ quần áo thun có mã sản phẩm CF G127011. Khách hàng này cho rằng sản phẩm đã bị cắt tem nhãn, thay thế bằng tem xuất xứ "Made in Thái Lan". Từ khi bị nghi vấn, phía Con Cưng liên tục bác bỏ và đưa ra bằng chứng khẳng định mình không bán hàng giả, hàng nhái trong các thông cáo phát đi.
Thành lập từ năm 2011, chuỗi siêu thị mẹ và bé này tập trung chủ yếu ở TP HCM và các tỉnh phía Nam. Đầu năm 2017, Con Cưng đã nhận khoản đầu tư từ Daiwa-SSIAM II và bắt đầu mở rộng thị phần. Chỉ riêng số cửa hàng mở ra trong năm 2017 sau khi được "đỡ đầu" đã cao hơn số của 5 năm trước.
Con Cưng hiện là chuỗi có quy mô lớn nhất trên thị trường với 318 siêu thị trên toàn quốc, bao gồm 288 siêu thị với thương hiệu Con Cưng và 30 cửa hàng ToyCity.
Ứng dụng gọi xe Go-Viet ra mắt thị trường Việt Nam
Chiều 12/9, Go-Viet đã chính thức ra mắt thị trường Hà Nội cùng khẳng định có trong tay 35% thị phần xe ôm công nghệ TP.HCM và 1,5 triệu lượt tải tại Việt Nam.
Ứng dụng gọi xe Go-Viet ra mắt thị trường Việt
Go-Viet, thương hiệu của Go-Jek tại Việt Nam, vừa chính thức ra mắt thị trường Hà Nội. Hãng sẽ hiện diện tại thị trường Hà Nội với sản phẩm dịch vụ đầu tiên là Go-Bike, dịch vụ gọi xe ôm công nghệ tương tự GrabBike của Grab.
Lễ ra mắt của Go-Viet có sự tham dự của Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo, đại diện Bộ GTVT Việt Nam và CEO của Go-Jek, công ty mẹ của Go-Viet. Lễ ra mắt tại Hà Nội diễn ra 6 tuần sau khi Go-Viet lần đầu ra mắt tại TP.HCM vào ngày 3/8.
Tại sự kiện, ông Nadiem Makarim, CEO của Go-Jek cho hay chỉ sau hơn một tháng có mặt tại Việt Nam, Go-Viet đã có 1,5 triệu lượt tải ứng dụng và có trong tay 35% thị phần xe ôm công nghệ tại TP.HCM.
"Sự đón nhận nồng nhiệt của người dân Việt Nam cho thấy nhu cầu của người Việt về một sản phẩm dịch vụ an toàn, tin cậy hơn cũng như về sự đa dạng lựa chọn. Tôi tin rằng cạnh tranh sẽ tạo nên sự bền vững và cân bằng cũng như mang lại lợi ích cho khách hàng", ông Makarim nhận định.
Ông Nguyễn Vũ Đức, CEO của Go-Viet, khẳng định quan hệ đối tác mật thiết giữa Go-Jek và Go-Viet về các mặt như công nghệ và nguồn lực tài chính.
Ông Đức cũng khẳng định trong 4 tháng tới, Go-Viet sẽ triển khai 4 dịch vụ lõi của doanh nghiệp là GoCar, GoBike, GoFood và GoPay tại Việt Nam. Các dịch vụ khác như đi chợ hộ, gọi người giúp việc, gọi dịch vụ làm đẹp sẽ được triển khai trong tương lai tùy vào nhu cầu của thị trường Việt Nam.
Như vậy, Go-Viet sẽ đối đầu trực tiếp với Grab tại Việt Nam khi tung ra các dịch vụ tương tự nhau.
Go-Jek là doanh nghiệp Indonesia vận hành ứng dụng gọi xe theo nhu cầu cùng tên. Đây là một trong những doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tiên của Indonesia vượt mốc định giá 1 tỷ USD và được Deal Street Asia định giá khoảng hơn 5 tỷ USD vào thời điểm tháng 7/2018. Việt Nam là thị trường đầu tiên mà Go-Jek mở rộng dịch vụ ra khỏi lãnh thổ Indonesia với đối tác có tên Go-Viet.