Mở rộng thanh, kiểm tra Khaisilk trên toàn quốc
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phân tích, 3 nguyên nhân dẫn đến quyết định này. Đầu tiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, sau khi có báo cáo tổng hợp về vụ việc liên quan đến Tập đoàn Khaisilk của các cơ quan chức năng, trong đó có báo cáo từ các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương, cộng thêm các thông tin, dấu hiệu, chứng cứ vi phạm pháp luật của Khaisilk cho thấy các hành vi vi phạm của doanh nghiệp này cũng như các cửa hàng kinh doanh sản phẩm của Khaisilk là nghiêm trọng.
Cụ thể, theo Bộ trưởng Công Thương, những dấu hiệu vi phạm của Khaisilk được xác định là nghiêm trọng đối với một doanh nghiệp lớn, đã có danh tiếng, uy tín trên thị trường như vậy. Các dấu hiệu vi phạm có ở các cửa hàng kinh doanh sản phẩm của Khaisilk.
Cũng trong ngày 31/10, Chi cục Quản lý Thị trường (QLTT) TP.HCM đã tiến hành kiểm tra 2 điểm kinh doanh lụa có liên quan đến thương hiệu Khaisilk của Công ty TNHH Đức Khải. Hai cửa hàng bị lực lượng chức năng kiểm tra ở địa chỉ số 101 và 107 Đồng Khởi (P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM).
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo Sở Công Thương, Chi cục QLTT kiểm tra toàn bộ hoạt động của Khaisilk và các doanh nghiệp có biểu hiện gian lận thương mại. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Được biết, ngày 3/11, lãnh đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an TP Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận hồ sơ vụ Khaisilk từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội.
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc, PC46 đang làm báo cáo Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội để đề xuất, phân công nhiệm vụ, đồng thời phối hợp các cơ quan chức năng, các phòng, đội nghiệp vụ vào cuộc điều tra, xác minh.
Trong diễn biến mới nhất, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Tập đoàn Khaisilk trong kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 15/12/2017.
Đại biểu Quốc hội: Xuất khẩu rau, quả sẽ sớm vượt qua dầu lửa
Ông Nhân phân tích, năm 2016, xuất khẩu dầu thô cả nước đạt 2,4 tỷ đô la. Xuất khẩu gạo đạt 2,15 tỷ đô la. Xuất khẩu cà phê đạt 3,3 tỷ đô la. Xuất khẩu thủy sản 7 tỷ đô la. Xuất khẩu quả, rau, hoa đạt 2,45 tỷ đô la. Như vậy lần đầu tiên năm 2016 xuất khẩu quả, rau và hoa đã lớn hơn xuất khẩu dầu.
Làm phép so sánh với năm 2005, xuất khẩu dầu là 7,3 tỷ đô, gấp 31 lần xuất khẩu rau quả, ông Nhân nhấn mạnh, các con số hiện đã đổi chiều.
Tương tự, đặt trong nhiều tương quan khác, mặt hàng dầu thô giảm giá trị 5 tỷ “đô” qua 5 năm, gạo giảm khoảng 900 triệu “đô”, cà phê qua 5 năm không tăng giá trị xuất khẩu, thuỷ sản có tăng nhưng chỉ ở mức bình quân 5%/năm. Trong khi đó, xuất khẩu rau củ quả tăng bình quân 30%/năm.
Như vậy, dự báo đến năm 2022 giá trị xuất khẩu của quả, rau, hoa từ 9 đến 10 tỷ đô la tức là hơn giá trị xuất khẩu dầu lửa lúc cao nhất của đất nước. Bí thư Thành ủy TP.HCM đề nghị chú trọng đầu tư vào thế mạnh này tại các địa phương, nhất là địa phương vùng cao, vùng núi, vùng lõi nghèo như một sản phẩm chủ lực để cải thiện tình hình.
Chia sẻ quan điểm này, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định, có 10 sản phẩm trong trục sản phẩm quốc gia hiện tại có giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ đô la trở lên mà có nhiều dư địa để thúc đẩy hơn nữa, chuyển đổi cơ cấu cho phù hợp với tình hình như thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng phân tích, ĐBSCL trước đây vốn tập trung sản xuất lúa gạo, thủy sản, trái cây thì nay chuyển sang thành thuỷ sản, trái cây rồi mới tới lúa gạo.
Vụ mỹ phẩm 11 tỷ đồng không rõ nguồn gốc: Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra
Trước đó, ngày 18/10, Đội Quản lý thị trường số 6 (Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội) đã kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Thiên nhiên TS Việt Nam (tại Lô 18, Khu hành chính mới phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội) do bà Nguyễn Thu Trang làm Giám đốc.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ 14.000 sản phẩm gồm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, ước tính giá trị ban đầu của lô hàng là gần 11 tỷ đồng.
Theo ông Nghĩa, giá trị 11 tỷ đồng là số ước tính 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo giá niêm yết từng sản phẩm tại website công ty trên.
Ngay ở thời điểm kiểm tra, công ty của bà Trang không xuất trình được hóa đơn chứng từ. Đặc biệt, nhiều dòng sản phẩm thuộc các loại mỹ phẩm, sữa làm trắng da có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc, New Zealand. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã phát hiện các sản phẩm trên thực chất được đóng nhãn mác bao bì tại kho xưởng ở quận Hà Đông.
Cần sớm có "lời giải" cho đồng tiền ảo Bitcoin
Theo ông Nhường, môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế do điều kiện kinh doanh, giấy phép con còn làm khó doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các đoàn kiểm tra gây phiền hà cho doanh nghiệp khi các cuộc khảo sát cho thấy nhiều địa phương chưa thực hiện đúng yêu cầu thanh tra, kiểm tra 1 lần/năm theo Nghị quyết 35 của Chính phủ.
Việc doanh nghiệp mỗi năm tiếp 6-7 đoàn kiểm tra, chưa kể thanh tra kiểm tra không chính thức liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý thị trường, y tế, đo lường… là một thực tế phổ biến. Doanh nghiệp cũng cho rằng các cuộc kiểm tra có trùng lắp, chồng chéo", ông cho biết và nhấn mạnh Chính phủ ngày càng kiến tạo, đội ngũ thực thi hành ngày càng bạo.
Ông cũng nêu ra sự kiện đại học FPT dự kiến thu học phí sinh viên nước ngoài bằng đồng tiền ảo Bitcoin và bị Ngân hàng nhà nước “tuýt còi”. Trong khi đó, Thủ tướng đã ban hành quyết định phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý cho quản lý tiền ảo, tiền điện tử.
Hà Nội kết nối giao thương với 50 tỉnh, thành phố
Chiều 3/11, UBND TP Hà Nội phối hợp Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Giao thương kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, TP năm 2017.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về cách thức liên kết, giao thương, gắn kết các vùng sản xuất với phân phối để phát triển kinh tế.
Lãnh đạo T.Ư và TP Hà Nội chứng kiến lễ trao biên bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy giao thương giữa các đơn vị. |
Từ đầu năm đến nay, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh, TP tổ chức nhiều Tuần lễ nhận diện sản phẩm an toàn và đặc sản vùng miền, qua đó hỗ trợ DN các tỉnh thành giới thiệu sản phẩm nông sản, rau củ, quả đặc sản tới người tiêu dùng Thủ đô.
Đặc biệt, tổ chức Hội nghị giao thương giữa TP Hà Nội và các tỉnh, TP trong khuôn khổ Hội chợ hàng Việt TP Hà Nội năm 2017, 27 nhà phân phối, siêu thị Hà Nội kết nối với 80 DN sản xuất của 25 tỉnh, TP qua đó ký kết 80 biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức Hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn giữa TP Hà Nội với tỉnh Lâm Đồng, tạo cơ hội cho DN Lâm đồng giới thiệu sản phẩm lợi thế của tỉnh Lâm Đồng tới các nhà phân phối Hà Nội.
Đặc biệt, HPA và DN bán lẻ Hà Nội đã hỗ trợ DN các tỉnh cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm đạt tiêu chuẩn, xây dựng tem điện tử thông minh QR code cho 250 dòng sản phẩm có nguồn gốc từ các tỉnh chuyển về Hà Nội tiêu thụ trong hệ thống bán lẻ hiện đại. Đồng thời thông qua hoạt động xúc tiến thương mại HPA còn tạo cơ hội cho DN các tỉnh giới thiệu sản phẩm lợi thế vào hệ thống phân phối nước ngoài như hệ thống Aeon (Nhật Bản); Central Group (Thái Lan); Coop, Conad (Italia)...
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đánh giá, chương trình liên kết vùng đã góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Hà Nội với các tỉnh, TP trên cả nước. Nhiều địa phương đã chủ động đề xuất các chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm qua đó giúp DN chủ động được sản lượng sản xuất và thị trường tiêu thụ, đặc biệt khắc phục được tình trạng được mùa mất giá.