Sửa Luật Kiểm toán Nhà nước để tăng hiệu quả phòng chống tham nhũng

Trâm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Chiều 23/5 Quốc hội thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) năm 2015. Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) Nguyễn Đức Hải cho biết, thống nhất cần bổ sung vào Luật KTNN một số quy định để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của KTNN trong việc phòng, chống tham nhũng.

Luật KTNN được sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KTNN, của Tổng KTNN; làm rõ và đầy đủ phạm vi, đơn vị được kiểm toán phù hợp với đối tượng kiểm toán theo quy định của Hiến pháp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của KTNN, bảo đảm sự đồng bộ với các luật khác có liên quan; đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý tài chính công, tài sản công, đấu tranh phòng, chống phòng, chống tham nhũng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng.
 
 Dự thảo Luật bổ sung khoản 6a Điều 10; khoản 2a điều 11; khoản 4 điều 30, khoản 2 điều 46; khoản 3 điều 71 để KTNN thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
 Bổ sung quy định thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. KTNN được xác định là một trong những cơ quan trực tiếp có trách nhiệm phát hiện và phối hợp xử lý tham nhũng. Tại các điều 60, 61, 62, 63, 64, 87, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định trách nhiệm của KTNN trong công tác phòng, chống tham nhũng; Tại khoản 5 Điều 5, Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định KTNN có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm; Tại khoản 12, Điều 10, Luật KTNN năm 2015 quy định về trách nhiệm chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán; 
 Qua kiểm toán, KTNN đã có nhiều phát hiện, kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân và chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý: Năm 2017, KTNN đã kiến nghị chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 6 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; năm 2018, có 33 báo cáo kiểm toán có kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân; chuyển 05 bộ hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra; cung cấp 12 bộ hồ sơ, tài liệu cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, tố tụng và gửi một số báo cáo chuyên đề (gồm 146 BCKT và các tài liệu liên quan) cung cấp thông tin phục vụ kịp thời các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các đoàn giám sát của Quốc hội…
 Để bảo đảm sự thống nhất và tương thích giữa Luật KTNN với Luật Phòng, chống tham nhũng và các luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý để KTNN thực hiện nhiệm vụ về phòng chống tham nhũng, cần quy định bổ sung vào Điều 10 với nội dung: Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Dự thảo Quy định quyền xác minh để làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng: Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: KTNN có quyền yêu cầu cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập nếu trong quá trình kiểm toán xét thấy cần làm rõ về tài sản, thu nhập có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật; Tại Điều 62 về trách nhiệm xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động kiểm toán quy định: Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
 Trong quá trình thực hiện kiểm toán, khi nghi ngờ một nội dung có dấu hiệu tham nhũng thì cần phải được kiểm tra, xác minh, làm rõ. Trong trường hợp có dấu hiệu tham nhũng, KTNN chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, để có cơ sở hướng dẫn chi tiết về trình tự thực hiện, các biện pháp tổ chức xác minh, tránh lạm dụng việc xác minh khi được giao nhiệm vụ, Tổng KTNN cần ban hành quy trình, biện pháp nhằm kiểm tra, xác minh hiệu quả và quản lý Kiểm toán viên nhà nước trong việc thực hiện xác minh.
 Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban TCNS thống nhất cần bổ sung vào Luật KTNN một số quy định để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của KTNN trong việc phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên Luật phòng chống tham nhũng, Luật KTNN đã quy định nhiều điều khoản để KTNN thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng  nên cần rà soát các điều khoản dự thảo Luật đang bổ sung để hạn chế tối đa việc dẫn chiếu lại các quy định trong Luật phòng chống tham nhũng dẫn đến trùng lặp, không cần thiết. Cân nhắc việc bổ sung cụm từ “cùng hồ sơ, tài liệu đã kiểm toán” vào khoản 1 điều 64 Luật phòng chống tham nhũng để quy định như khoản 3 điều 71 dự thảo sửa đổi Luật KTNN vì không thống nhất với Luật Phòng chống tham nhũng. Đồng thời bám sát các nội dung quy định tại chương II, chương III Luật phòng chống tham nhũng để quy định vào dự thảo Luật việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng ngay chính trong cơ quan KTNN; cụ thể hóa các nội dung Luật phòng chống tham nhũng dẫn chiếu là thực hiện theo pháp luật về kiểm toán.
 Giải thích vấn đề này, Tổng KTNN Hồ Đức Phơc cho biết,để thực hiện tốt yêu cầu của Luật Phòng, chống tham nhũng, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tương thích phù hợp với Luật Thanh tra, cần quy định thêm 01 căn cứ ban hành quyết định kiểm toán trong trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng vào Luật KTNN theo hướng bổ sung căn cứ để ban hành quyết định kiểm toán “Có dấu hiệu vi phạm pháp luật”.
 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần