Tái cấu trúc tài chính quốc gia: Xác định sắc thuế, mức thuế hợp lý

Nha Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững là mục tiêu mà công tác tái cấu trúc nền tài chính quốc gia hướng tới cho giai đoạn 2016 - 2020.

Làm thủ tục hoàn thuế tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: Hải Linh
Tại Diễn đàn tài chính Việt Nam 2018 do Bộ Tài chính phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Liên minh châu Âu (EU) tổ chức ngày 20/9, các đại biểu đã đề xuất giải pháp về phát triển thuế xanh, xác định sắc thuế, mức thuế hợp lý để vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, vừa không bị xung đột với mục tiêu bảo vệ môi trường.
Thách thức thu ngân sách
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, sau 3 năm thực hiện của giai đoạn 2016 - 2020, công tác tái cấu trúc nền tài chính quốc gia đã chặn đứng được đà giảm sút của huy động nguồn lực vào ngân sách Nhà nước (NSNN).
Nếu như giai đoạn 2010 - 2015, tỷ lệ huy động nguồn lực vào NSNN giảm chỉ còn 20 - 21% GDP, tỷ lệ thuế, phí là 18 - 20%, trong khi nhu cầu đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội dẫn đến bội chi và nợ công gia tăng ở mức 63,7% (năm 2016), thì trong 3 năm qua Việt Nam đã phục hồi được tỷ lệ động viên trên 23% GDP. Kiểm soát được bội chi ở mức 5,12% GDP (năm 2015) còn 3,6% (năm 2017 và dự kiến 2018); nợ công được kiểm soát tốt hơn, đến cuối năm 2017 chỉ còn 61%. Nhờ đó đã tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển từ 21 - 22% trong tổng chi ngân sách lên 26%.
Nếu như các năm trước, đầu tư công của quốc gia cơ bản dựa vào bội chi và bán tài sản công, quyền sử dụng đất, thì đến năm 2017 - 2018 dựa vào nguồn vay chỉ còn lại 50%, bán tài sản công là 30%.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Bộ Tài chính, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra để hướng đến nền tài chính phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Đó là, dư địa tăng thu có xu hướng giảm dần trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
Cơ cấu thu nội địa còn dựa nhiều vào các khoản thu có tính bền vững không cao. Chi ngân sách ở mức cao, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và là các khoản chi khó cắt giảm; thị trường tài chính phát triển chưa tương xứng tiềm năng, thiếu tính đồng bộ, nợ xấu ngân hàng mặc dù đã giảm nhưng vẫn tiếp tục là thách thức trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.
Trước những khó khăn và thách thức này, yêu cầu tái cấu trúc tài chính quốc gia nhằm hướng đến phát triển nhanh và bền vững lại càng trở nên cấp thiết.

Xây dựng chính sách thuế xanh
Tại Diễn đàn, hơn 300 đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, tổ chức quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp để ngành tài chính tiếp tục thực hiện tái cấu trúc nền tài chính quốc gia theo hướng vừa phát triển nhanh, đảm bảo tăng thu ngân sách, vừa tăng trưởng bền vững mà không ảnh hưởng đến môi trường.
Chuyên gia Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) Jacqueline Cottell chia sẻ, việc áp dụng thuế xanh (thuế năng lượng, thuế giao thông) sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng GDP nếu Việt Nam muốn đạt mục tiêu phát triển bền vững. Thuế xanh đóng góp trực tiếp vào các nguồn thu nội địa, giúp đạt được mục tiêu phát triển bền vững, giảm phát thải nhà kính, khắc phục bội chi.
Thực tế, các quốc gia OECD đã lựa chọn thuế xanh nhiều hơn để huy động thêm nguồn thu, hỗ trợ cải cách, tạo cơ sở cho chi nhiều hơn vào giáo dục, phát triển hạ tầng, y tế. Thống kê, từ năm 2014 - 2018 nhờ áp dụng thuế xanh, chi cho đầu tư vào giáo dục của OECD đã tăng 14%. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể áp dụng thuế xanh?
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, cần cải cách chính sách tài khóa xanh thông qua thúc đẩy sản xuất, điều chỉnh tiêu dùng theo hướng tận dụng công nghệ, cũng như thiết kế chính sách tài khóa cải thiện các dịch vụ y tế, giáo dục, môi trường.
Chủ tịch Hiệp hội Kế toán kiểm toán Việt Nam Đặng Văn Thanh cho rằng, chính sách động viên tài chính, thuế phải mang tính chiến lược, hướng mạnh vào mục tiêu phát triển dài hạn, xác định sắc thuế, mức thuế hợp lý. Nâng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng thu NSNN trong đó, tăng tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế tài sản, thuế nhà đất. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính Nhà nước, tạo bước chuyển quan trọng trong bố trí, sử dụng ngân quỹ quốc gia theo hướng tập trung, chống dàn trải.
Tái cấu trúc tài chính quốc gia cần cải cách mạnh mẽ công tác quản lý đầu tư công ở tất cả các khâu. Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội lớn, thiết yếu.

Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT) Bùi Tất Thắng
Từ năm 1991, Thụy Điển cũng đã triển khai thuế xanh với mức phí 120 USD/tấn CO2 giúp giảm phát thải nhà kính tới 24% so với nhiều năm trước. Như vậy, việc áp dụng thuế xanh vừa đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường, nhưng vẫn phát triển kinh tế mà không bị xung đột và không cần phải “đánh đổi...

Bà Jacqueline Cottell - Chuyên gia tổ chức GIZ

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần