Tái hiện hào khí Thăng Long
Kinhtedothi - Nhân dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020) và chào mừng Đại hội Đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025, tối 11/10, báo Người Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình nghệ thuật ''Hào khí Thăng Long''.
Phát biểu khai mạc chương trình nghệ thuật “Hào khí Thăng Long”, nhà báo Vương Minh Huệ - Phó Tổng biên tập phụ trách báo Người Hà Nội, Trưởng ban tổ chức chương trình chia sẻ: “Ban tổ chức hy vọng qua các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc đậm chất văn hóa Thăng Long - Hà Nội, được đầu tư dàn dựng công phu và có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ tên tuổi, chương trình sẽ góp phần tái hiện hào khí Thăng Long, truyền thống văn hiến và sức vươn lên của Hà Nội ngàn năm tuổi - Thủ đô anh hùng - Thành phố Vì hòa bình; từ đó lan tỏa tới công chúng tình yêu Hà Nội, khơi dậy niềm tự hào, tiếp thêm động lực để người dân Thủ đô phát huy truyền thống văn hiến, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Chương trình là một hoạt động ý nghĩa của các văn nghệ sĩ Thủ đô trong dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020), chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII và đặc biệt là chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội”.
Mở đầu chương trình, công chúng được thưởng thức màn trình diễn đặc sắc mang tên “Thăng Long Việt Nam bay lên” (sáng tác: Hồ Trọng Tuấn; biên đạo múa: NSND Hồng Phong; biểu diễn: NSƯT Hồng Nam cùng tập thể nghệ sĩ Nhà hát Chèo Hà Nội) và điệu “Múa rồng”, “Múa chạy cờ” do các nghệ nhân đến từ xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội biểu diễn.
Tiếp đó, khán giả lắng nghe hợp xướng “Người Hà Nội” (tác giả Nguyễn Đình Thi, phối âm và chỉ huy: PGS.TS. Nhạc sĩ Lân Cường; lĩnh xướng: Thúy Hà, Lê Đức Hiệp; biểu diễn: Dàn Hợp xướng Hanoi Harnomy); ca khúc “Gọi tôi Hà Nội” (tác giả: Trịnh Minh Hiền; biểu diễn: Ngọc Khuê), ca khúc “Hà Nội linh thiêng hào hoa” (sáng tác: Lê Mây; biểu diễn: Trọng Tấn).
Bên cạnh đó, công chúng còn được gặp gỡ những nét thơ mộng của vùng văn hóa xứ Đoài qua ca khúc: “Hà Tây quê lụa” (sáng tác: Nhật Lai, biểu diễn: Ngọc Lan) và điệu múa “Sóng lụa ven đô” (biên đạo múa: NSND Ngọc Bích; âm nhạc: NSƯT Hồ Hoài Anh; biểu diễn: Minh Châu và tập thể múa Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam).
Công chúng theo dõi chương trình. Ảnh: Lại Tấn. |
Đặc biệt, màn múa rồng đặc sắc và tiết mục hợp xướng “Hà Nội tiến vào thiên niên kỷ mới” (sáng tác: Đoàn Phi, biểu diễn: Dàn hợp xướng Hanoi Harmony) khép lại chương trình cũng đã để lại những dư âm khó quên trong lòng công chúng.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Nỗi buồn của di tích
Kinhtedothi - Di tích quốc gia chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội) được tôn vinh là “đệ nhất danh lam”, tồn tại qua hơn 2.0...XEM THÊM -
“Trở về giữa yêu thương” phần 2, tập 37: Ông Phương khóc thương con
Kinhtedothi – Nhìn con bên giường bệnh, ông Phương đau lòng và thừa nhận từ trước đến nay chưa hiểu con. Giờ đây, ông...XEM THÊM -
“Hướng dương ngược nắng” tập 54: Châu bóc mẽ suy tư mà Phúc dành cho mình
Kinhtedothi - "Nếu mà anh không thích thì anh có thể đẩy tôi ra mà” đó là câu nói của Châu dành cho Phúc trong “Hướng...XEM THÊM -
4 thuyền trưởng mất ghế sau 9 vòng đấu, V-League vẫn là “lò xay” HLV?
Kinhtedothi – Trải qua 9 vòng đấu, V-League 2021 lại được nhận định là “lò xay” HLV sau khi có tới 4 HLV Vũ Tiến Thàn...XEM THÊM -
Nóng ở sân Pleiku và Thiên Trường
Kinhtedothi- Mọi sự chú ý sẽ dồn trên sân Plei-ku để xem dàn sao của bầu Đức có giành được 3 điểm trước Hà Nội FC kh...XEM THÊM -
Bảng xếp hạng bóng đá sau vòng 9 V-League 2021
Kinhtedothi - Với chiến thắng kịch tính trước Nam Định, HAGL vẫn giữ được vị trí nhất bảng. Trong khi đó, Hồng Lĩnh H...XEM THÊM
-
Quang Hà chi 11 tỉ để thực hiện liveshow ở nơi anh lỡ hẹn vì sự cố hỏa hoạn
Kinhtedothi – Năm 2019, trước đêm diễn “Không thể ngục gã” của ca sĩ Quang Hà, Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội xảy ra hỏa hoạn. Liveshow không thể diễn ra. Ca sĩ khóc cười với nhà tài trợ và đơn vị tổ...13-04-2021 12:34
-
Vi phạm tu bổ, tôn tạo tại chùa Đậu: Trẻ hóa di tích hơn 2.000 tuổi
Kinhtedothi - Di tích quốc gia chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xây dựng vào thế kỷ thứ III sau công nguyên (cách đây hơn 2.000 năm) được phong tặng là “Đệ nhất đại danh lam...13-04-2021 10:02
-
HAGL gặp may, Hà Tĩnh khủng khoảng
Kinhtedothi-Vòng đấu này các cầu thủ Quảng Ninh đã sử dụng “quyền được thua” để đòi quyền lợi cho mình. Trong khi đó HLV Minh Đức của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đã phải trả giá bằng chiếc ghế của mình sau n...13-04-2021 08:15
-
Bài khấn Tết Hàn thực theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Kinhtedothi - Tết Hàn thực là phong tục cổ truyền của người dân được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Năm nay, Tết Hàn thực vào thứ 4, ngày 14/4/2021. Vào ngày này, mỗi gia đình người Việt đề...13-04-2021 06:55
-
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch
Kinhtedothi - Vào ngày Tết Hàn thực (mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm), mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay cúng tổ tiên. Năm nay, Tết Hàn thực vào thứ 4, ngày 14/4/2021.13-04-2021 06:42
- Sôi động thị trường bánh trôi, bánh chay ngày Tết Hàn thực
- Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng: Quỹ đất tiềm năng cho một Thủ đô xanh
- [Báo động tình trạng vi phạm bản quyền báo chí] Bài 3: Có thể xử lý hình sự
- Trẻ hóa di tích quốc gia chùa Đậu (huyện Thường Tín): Làm rõ hành vi cố tình vi phạm
- Giá vàng bất ngờ tăng mạnh, thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng kỷ lục
- 3 ca mắc Covid-19 được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Khánh Hoà
- Học sinh lớp 9 phải hoàn thành chương trình học trước ngày 10/5
- Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Đạt gần 3,6 triệu giờ làm việc an toàn
- Vì sao nhiều gói thầu cao tốc Bắc - Nam bị chậm tiến độ?