Tăng chế tài xử lý thực phẩm bẩn

Trần Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 21/6, trước khi bế mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP giai đoạn 2016 - 2020.

Trách nhiệm chính thuộc về cơ quan quản lý

Nghị quyết này khẳng định: Nguyên nhân các hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này, trách nhiệm chính thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP, nhất là ở cấp chính quyền địa phương, các DN, người sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm có vi phạm và một phần trách nhiệm thuộc về người tiêu dùng.

Nghị quyết nêu rõ, giao Chính phủ khẩn trương rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ATTP để sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung. Việc sửa đổi các văn bản pháp luật phải theo hướng quy định rõ các điều cấm và tăng chế tài xử lý; khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong phân công quản lý ATTP; tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. “Đến hết năm 2020, cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về ATTP cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; đến hết năm 2018, kiện toàn cơ bản xong bộ máy quản lý Nhà nước về ATTP các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm” - Nghị quyết nêu.
 Biểu quyết thông qua Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi)
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho DN, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi khép kín, áp dụng chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, hệ thống kiểm soát chất lượng tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đồng thời phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ, bảo đảm ATTP, có lộ trình giảm tỷ trọng sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kém chất lượng.

Tổ chức, cá nhân để xảy ra nợ xấu phải chịu trách nhiệm

Đó là nguyên tắc xử lý nợ xấu nằm trong Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua. Theo đó xác định, không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Một trong những điểm quan trọng nhất của Nghị quyết là chốt phạm vi xử lý nợ, chỉ cho phép các ngân hàng được xử lý nợ xấu phát sinh trước thời điểm 15/8/2017. Sau thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, ban hành và áp dụng các chuẩn mực quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro cao hơn, hợp lý theo thông lệ quốc tế để giảm thiểu phát sinh nợ xấu mới. Nghị quyết thông qua được kỳ vọng sẽ phá tan được “cục máu đông” nợ xấu. Trong đó, cho phép các ngân hàng được áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm; được quyền chủ động hơn trong thanh lý, bán tài sản của con nợ.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về ATTP; tăng các biện pháp, chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng; tiếp tục thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành về ATTP, đánh giá tổng kết và mở rộng mô hình khi có kết quả tích cực. Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện công tác quản lý Nhà nước về ATTP năm trước vào kỳ họp đầu năm sau.
Cấm lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản công

Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, quy định mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng. Luật cũng quy định cấm lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công. Cấm đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức. Cấm sử dụng xe ô tô và các tài sản công khác do các tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức. Cấm sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản. Đồng thời, cấm chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản công.

Liên quan ý kiến quy định biển số xe được phép đấu giá, UBTV Quốc hội đề nghị Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết việc khai thác từng loại kho số phục vụ quản lý Nhà nước để đảm bảo các yêu cầu nêu trên. “Riêng đối với biển số xe, việc đấu giá (nếu có) không được làm ảnh hưởng tới việc quản lý Nhà nước đối với phương tiện giao thông; người trúng đấu giá không được quyền bán lại biển số xe đã cấp” - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết.

Cùng ngày, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại DN và cổ phần hóa DN Nhà nước, giai đoạn 2011 - 2016”. Thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của các Bộ trong giải quyết các cam kết và những vấn đề tồn đọng thuộc lĩnh vực phụ trách.

Chiều 21/6, Văn phòng Quốc hội đã họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV. Trả lời về việc Luật Quy hoạch, Luật Tố cáo (sửa đổi) được rút, chưa thông qua tại kỳ họp lần này, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Qua ý kiến ĐB thấy còn nhiều vấn đề, vì thế Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện dự án để đảm bảo chất lượng và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp sau. Tinh thần là không chạy theo số lượng mà chú trọng chất lượng, đảm bảo tính khả thi khi thông qua Luật đi vào cuộc sống.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần