Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tăng cường kiểm soát thuốc dược liệu, thực phẩm chức năng

Các cơ quan quản lý đã phát hiện nhiều vi phạm, điển hình như cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, sản phẩm chức năng chứa các thành phần không được công bố trên nhãn.
 Việc sử dụng thuốc từ dược liệu ngày càng có xu hướng phát triển. (Ảnh: TTXVN)
Bộ Y tế vừa có công văn gửi các đơn vị y tế về việc kiểm soát chất lượng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm chức năng.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, qua công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm chức năng và qua phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan quản lý đã phát hiện nhiều vi phạm.
Điển hình như cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, sản phẩm chức năng chứa các thành phần không được công bố trên nhãn và không đúng với hồ sơ công bố sản phẩm; quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh khiến người bệnh mất cơ hội chữa bệnh.
Đặc biệt, cơ quan chức năng đã phát hiện tình trạng pha trộn dược chất tân dược một cách trái phép vào sản phẩm để lưu hành trên thị trường hoặc sử dụng điều trị ngay tại các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền.
Việc sử dụng các thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm chức năng như trên tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây nguy hại đến sức khỏe người sử dụng, đã có một số trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng, thậm chí đã gây tử vong...
Do đó, Bộ Y tế yêu cầu Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tăng cường lấy mẫu để kiểm tra chất lượng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm chức năng lưu hành trên thị trường.
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng kiểm tra các sản phẩm nêu trên được sử dụng tại các phòng chẩn trị y học cổ truyền, tập trung vào các sản phẩm hay có nguy cơ pha trộn dược chất tân dược trái phép thuộc nhóm điều trị, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, giảm đau xương khớp, mỡ máu, rối loạn cương dương, tăng-giảm cân.
Các đơn vị có liên quan cần tiến hành phân tích bổ sung để xác định các thành phần không công bố trên nhãn hoặc các loại tân dược nghi ngờ có thể được trộn lẫn trong các sản phẩm được đề cập.
Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn theo dõi phản ứng có hại và phản ánh kịp thời các vấn đề liên quan đến tính an toàn của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm chức năng.
Sở Y tế các tỉnh cần phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động sản xuất, pha chế, chế biến, quảng cáo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm chức năng cũng như các phòng chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn…
Bộ Y tế cũng yêu cầu xử nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định và chuyển các cơ quan chức năng để xử lý trong trường hợp tái phạm, vi phạm nghiêm trọng gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng hoặc gây tử vong cho người sử dụng./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

10 Jul, 04:47 PM

(Tieudung.vn) - Theo quan niệm của Đông y, mỡ lợn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết nhuận táo, hành thủy tán phong, giải độc. Mỡ lợn không chỉ là thực phẩm để xào, rán, nấu các món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do là chất béo, loại thực phẩm này có thể trở thành con...

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ