Tăng giá dịch vụ hàng không, đề phòng các hãng “chẹt” khách

Minh Tường
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo kiến nghị mới đây của Cục Hàng không Việt Nam và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), giá một số dịch vụ hàng không sẽ tiếp tục tăng, hoặc được tính theo khung giờ cao điểm và thấp điểm.

Câu hỏi đặt ra là liệu các hãng hàng không có tìm cách đẩy áp lực này lên khách hàng của mình hay không?
Giá dịch vụ hiện khá thấp
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, mức giá dịch vụ hạ/cất cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa đã được duy trì từ năm 2011 đến nay, là khá thấp; chỉ bằng từ 47 -
Theo đề xuất của Cục Hàng không, đối với các cảng hàng không nhóm A và B, giờ bình thường giá dịch vụ cất hạ cánh đối với chuyến bay nội địa áp dụng mức giá bằng 115% so với giá hiện hành; giờ cao điểm áp dụng mức giá bằng 115% mức giá đối với khung giờ bình thường.
68% so với bình quân khu vực ASEAN. Theo báo cáo của ACV, để đảm bảo hòa vốn doanh thu dịch vụ hạ/cất cánh đối với các chuyến bay nội địa thì mức giá dịch vụ cần được điều chỉnh tăng 225% so với mức hiện tại. Nếu muốn ACV đạt tỷ suất lợi nhuận 10% thì mức giá dịch vụ hạ/cất cánh đối với các chuyến bay nội địa cần được điều chỉnh tăng 258% so với mức giá hiện tại.

 Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Thống kê của Cục Hàng không còn cho thấy, năm 2016, sản lượng chuyến bay nội địa hạ/cất cánh bằng 2,4 lần sản lượng chuyến bay quốc tế; tăng trưởng 25% so với năm 2015.
Lãnh đạo Cục Hàng không kiến nghị, việc quá tải vào các giờ cao điểm tại một số cảng hàng không chủ yếu do sản lượng và tốc độ tăng trưởng quá lớn của chuyến bay nội địa. Do đó, cần xây dựng chính sách giá hạ/cất cánh đối với chuyến bay nội địa theo khung giờ, nhằm tác động để các hãng hàng không điều chỉnh giờ bay, đảm bảo phù hợp với năng lực khai thác của các cảng hàng không.
Mặt khác, hiện các khu bay đã được chuyển giao lại cho Nhà nước; việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, đầu tư mới đường băng, đường lăn... của 21 cảng hàng không trên toàn quốc đều do Nhà nước bố trí kinh phí từ nguồn thu liên quan, hoặc từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, mức giá dịch vụ hạ/cất cánh cần được xem xét, điều chỉnh phù hợp, đảm bảo nguồn thu của Nhà nước, đủ bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa; đồng thời có nguồn tích lũy để nâng cấp, đầu tư mới trong bối cảnh ngân sách hạn chế như hiện nay.
Các hãng hàng không đang lãi lớn
Theo đại diện ACV, chính sách hỗ trợ trong nước những năm qua đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của ngành hàng không. Hiện các hãng hàng không trong nước có rất nhiều thuận lợi nhờ giá nhiên liệu hàng không giảm và giữ ổn định trong thời gian dài; lượng
Một số dịch vụ cũng được kiến nghị tăng như: Giá dịch vụ bảo đảm an ninh đối với hành khách, hành lý quốc tế là 2 USD/hành khách; nội địa là 18.181 đồng/hành khách. Giá dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ 16 - 25 đô la/người; bay nội địa từ 73.000 - 91.000 đồng/người.
hành khách nội địa tăng trưởng cao liên tục trong giai đoạn gần đây và mức giá dịch vụ phải trả rất thấp.
Đây cũng là lý do quan trọng khiến doanh thu và lợi nhuận các hãng đạt mức tăng trưởng rất cao. Cụ thể, năm 2016, Vietnam Airlines đạt doanh thu hơn 55.000 tỷ đồng, lợi nhuận 1.500 tỷ đồng; Vietjet Air đạt doanh thu 27.500 tỷ đồng, lợi nhuận 2.300 tỷ đồng.
Trong khi đó, ACV dù đạt tới hơn 1.100 tỷ đồng lợi nhuận từ dịch vụ hàng không, song hàng loạt tài sản cố định chuyên dùng cho dịch vụ hàng không đều đã hết thời gian khấu hao trên sổ sách nhưng vẫn phải tiếp tục hoạt động.
Thực tế đó cho thấy lợi nhuận chưa thể hiện đầy đủ mức độ chi phí; đó là chưa nói đến việc nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cảng hàng không bình quân 5.561 tỷ đồng/năm trong thời gian tới.
Nhiều ý kiến lo ngại, như mọi loại hình vận tải khác, khi bị tăng chi phí, các hãng hàng không sẽ tăng giá vé hoặc cước hàng hóa, gây khó khăn cho hành khách còn bản thân họ tự coi mình như người đi thu hộ mà thôi, chẳng ảnh hưởng mảy may.
Tuy nhiên, ACV ước tính nếu đề xuất tăng giá dịch vụ hàng không được thông qua như đề xuất, các hãng hàng không dự kiến sẽ phải tăng chi hơn 143 tỷ đồng/năm, tương đương 5.188 đồng/hành khách (chiếm tỷ lệ 0,11% giá vé máy bay). Với tỷ lệ quá nhỏ như vậy, không đủ để hãng hàng không có lý do điều chỉnh tăng giá vé máy bay.