Tăng giá sách giáo khoa: Nhà xuất bản Giáo dục nói “hai lời”

Trần Nga
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục đã chính thức tăng giá bán sách giáo khoa (SGK) trong năm học 2019 – 2020. Mặc dù cách thời điểm công bố chưa tròn một tháng, đại diện của NXB này đã khẳng định sẽ không tăng giá SGK trong năm học tới theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Tối 29/3, trang web của NXB Giáo dục Việt Nam đăng tải thông cáo báo chí về việc điều chỉnh giá SGK trong năm học 2019 – 2020. Theo đó, với phương án đã được phê duyệt, giá bán bộ SGK từ lớp 1 tới lớp 12 sẽ được điều chỉnh tăng bình quân từ 1.000 đồng đến 1.800 đồng/cuốn. Đơn vị này giải thích rằng, giá SGK trong suốt 8 năm qua không thay đổi, còn các chi phí đầu vào như phí nhân công, chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí vận chuyển đều tăng. Điều này khiến cho hoạt động xuất bản, phát hành SGK của NXB Giáo dục Việt Nam bị lỗ trong những năm gần đây.
 Tăng giá sách giáo khoa từ năm học 2019 - 2020
Tuy nhiên, cũng trên trang web của NXB Giáo dục Việt Nam, ngày 6/3, đơn vị này đã đăng tải thông tin triển khai kế hoạch phục vụ năm học 2019 – 2020, trong đó khẳng định giá bán SGK năm học 2019 – 2020 vẫn được giữ nguyên như năm học trước. Trước đó, đơn vị này đã có đề xuất tăng giá bán SGK thêm 30%.
Theo đại diện của NXB Giáo dục Việt Nam, báo cáo tình chính được kiểm toán, hoạt động kinh doanh SGK năm 2016 lỗ 43,3 tỉ đồng, năm 2017 lỗ 38 tỉ đồng, năm 2018 lỗ 50 tỉ đồng. Tại kế hoạch phục vụ năm học 2018 – 2019, NXB Giáo dục đã chuẩn bị phát hành 108 triệu bản. Như vậy, với mức tăng giá từ 1.000 đến 1.800 đồng/cuốn thì nguồn thu của đơn vị sẽ tăng từ 100 – 108 tỷ đồng, gấp đôi con số mà đơn vị này “kêu” lỗ.
Mặt khác, trên thực tế, NXB Giáo dục không chỉ kinh doanh một mặt hàng là SGK. Mỗi năm, đơn vị này xuất bản trên 3.000 đầu sách với lượng in và phát hành 250 triệu bản, cùng với các sản phẩm, thiết bị, đồ dùng giáo dục khác.
Bộ GD&ĐT cũng đã yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam rà soát, điều chỉnh lợi nhuận từ các mảng kinh doanh khác bù lỗ kinh doanh SGK, đảm bảo mức giá hợp lý, chia sẻ khó khăn với các bậc phụ huynh.
Tuy nhiên, sau khi rà soát và xin ý kiến của Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã họp và đồng ý chủ trương thực hiện điều chỉnh giá SGK hiện hành của NXB Giáo dục Việt Nam theo hướng tính đúng, tính đủ tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, khấu hao tài sản