Đây là lần thứ tư HPA tổ chức Hội chợ Đặc sản vùng miền, ngoài quảng bá sản phẩm của từng địa phương, hội chợ lần này đặt ra thêm những mục tiêu gì, thưa bà?- Các tỉnh, thành của Việt Nam đều có sản phẩm đặc trưng nhưng tại một số địa phương, DN sản xuất chưa nhận thức đầy đủ tiềm năng phát triển nên “quên” xây dựng kế hoạch phát triển trên quan điểm xây dựng tiêu chí và thương hiệu cho sản phẩm. Điều này dẫn đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thấp, đặc biệt là xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, một số sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của địa phương đang dần bị mai một.Nhằm hỗ trợ DN khắc phục yếu điểm này, HPA tổ chức kết nối với các tỉnh, thành để giới thiệu, quảng bá đặc sản vùng miền, kết nối cung - cầu. Đặc biệt, thông qua chương trình này, các nhà quản lý sẽ cùng với DN tìm ra các giải pháp để đưa đặc sản vùng miền hàng Việt vào hệ thống bán lẻ hiện đại. Đồng thời kết nối giữa DN sản xuất với nhà bán lẻ quốc tế Nhật Bản, qua đó xuất khẩu sản phẩm tới thị trường này thông qua hệ thống siêu thị AEON. Có thể nói đây là một trong những chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm thực hiện liên kết Hà Nội với cả nước, hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm đặc sản vùng, miền đến với thị trường Hà Nội, đẩy mạnh xuất khẩu.Hội chợ lần này đã thu hút được bao nhiêu DN và tỉnh, thành tham gia?- Trong kỳ tổ chức trước (năm 2016), hội chợ chỉ thu hút được gần 200 DN sản xuất, kinh doanh đặc sản của 50 tỉnh, thành trong cả nước tham dự. Tiếp nối thành công đó, trong kỳ tổ chức lần này với quy mô 250 gian hàng thu hút hơn 200 DN của 55 tỉnh, thành trưng bày, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, đặc sản của các địa phương, trong đó có nhiều sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, hội chợ lần này còn thu hút được DN, đại sứ quán một số nước như Bungari, Parkistan... tham gia trưng bày sản phẩm, trình diễn nghệ thuật ẩm thực.Hội chợ được thiết kế, dàn dựng thể hiện hình ảnh các vùng miền, khu vực và tổ chức thành 6 khu chuyên biệt: Khu gian hàng đặc sản thương hiệu vùng miền, khu nghệ thuật thực phẩm, khu chợ quê, khu không gian chè và cà phê, khu tiểu cảnh, khu giao thương của các DN. Các sản phẩm đặc trưng của các vùng, miền quy tụ tại chương trình lần này gồm: Thủy hải sản, bánh kẹo, chè, cà phê, hoa quả tươi, đồ uống, thực phẩm chế biến, nông sản, nhóm sản phẩm gia vị… Riêng Hà Nội sẽ giới thiệu một số sản phẩm đặc sản như cốm làng Vòng, bánh cốm, giò chả Ước Lễ, nem Phùng, mứt hạt sen trần, kẹo lạc (Sơn Tây), chè lam (Thạch Thất).Hiện người tiêu dùng rất quan tâm đến VSATTP, xuất xứ nguồn gốc hàng hóa, vậy vấn đề này được Ban tổ chức triển khai như thế nào, thưa bà?- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hội chợ, HPA đặc biệt quan tâm đến vấn đề nguồn gốc hàng hóa, bảo đảm ATTP. Theo đó, HPA đã yêu cầu DN muốn tham gia hội chợ phải có đầy đủ giấy tờ xác nhận là đặc sản của địa phương; Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP do Sở Công Thương các tỉnh, thành xác nhận; được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra sản phẩm bày bán tại hội chợ phải được đóng gói kín hoặc đựng trong lọ/hộp có nắp đậy, có phương tiện che đậy, tránh bụi, côn trùng gây ô nhiễm thực phẩm. Hàng hóa phải niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, sản phẩm đóng gói phải ghi rõ định lượng, định tính...Bên cạnh đó, HPA phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra, ngăn chặn hiện tượng DN đưa vào hội chợ sản phẩm không rõ nguồn gốc sản xuất, hàng nhái nhãn mác. Nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.Nhằm hỗ trợ DN đẩy mạnh xuất khẩu, HPA đã liên tục tổ chức chương trình quảng bá sản phẩm tới thị trường Nga, Nhật Bản... Tuy nhiên do mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu nên việc xuất khẩu chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vậy theo bà, DN nên có giải pháp nào để đẩy mạnh xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ?- Muốn đẩy mạnh xuất khẩu đặc sản vùng miền đòi hỏi DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng đầu tư hệ thống sản xuất hợp quy chuẩn theo quy định, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa. Đồng thời cải tiến chất lượng mẫu mã, bao bì theo từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, DN cần tìm hiểu thị trường tiêu thụ, qua đó xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, sản phẩm, trước mắt tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu tại thị trường nội địa. Sau khi đã có đầy đủ kinh nghiệm quảng bá, xây dựng được mối liên kết với các DN xuất khẩu mới đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.Xin cảm ơn bà!